Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Lăng mộ Cơ Quận Công Nguyễn Thành Trân người làng Bát Tràng

Lăng mộ Cơ Quận Công Nguyễn Thành Trân người làng Bát Tràng
Update: 31.05.2012

Battrang 360* - Xin giới thiệu một vài hình ảnh về khu lăng mộ Cơ Quận Công Nguyễn Thành Trân người họ Nguyễn làng Bát Tràng tại thôn Bao Đáp, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Hậu duệ Nguyễn Tiến Vị bên hương án thờ Cơ Quận Công Nguyễn Thành Trân tại khu lăng mộ.


Bia ký bằng đá tại khu lăng mộ.


Bia đá hình vuông, 4 mặt đều khắc chữ ghi lại thân thế sự nghiệp Cơ Quận Công, quy định về việc thờ tự....
Trong ảnh là bài minh "Tế liệt sự nghi" quy định về các việc tế lễ trong năm.


Bài minh về thân thế sự nghiệp Cơ Quận Công Nguyễn Thành Trân

        Ông tên là Chẩn. Huý: Thành Trân, tự Đôn Phát, thuỵ: Đoan Nhã phủ quân. Ông giữ chức Đề Điềm đời chúa Trịnh Tạc. Thông hiểu tiếng Tàu. Năm 1667 đời vua Lê Huyền Tông phụng mệnh đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc). Ông từng làm quan trấn thủ Lạng Sơn. Mùa Đông năm Quý Dậu (năm 1693) ông lâm trọng bệnh và mất. Vua Lê, Chúa Trịnh vô cùng thương xót, sắc phong cho ông Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng tướng quân Kim Tố Vinh Lộc đại phu, Thị Nội Giám, Tự Lễ Giám, Tổng Thái Giám, Cơ Quận công. Mộ phần của ông được đắp ở thôn Báo Đáp. Dân làng Bao Đáp (thôn Báo Đáp, xãKiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) thờ ông làm Hậu Thần. Sinh thời, tuy làm quan to trong triều đình nhưng ông luôn nghĩ đến quê hương bản quán nên đã góp nhiều công của sửa sang đền làng và ban phát nhiều ân huệ cho dân làng. Ông cũng là người tổ chức khai giếng đầu tiên ở Bát Tràng. Ông được dân làng tôn kính thờ phụng phối hưởng cúng tế ở Đình Bát Tràng.
        
        Sinh thời ông nuôi người con thứ 3 của anh trưởng là Nguyễn Thành Chương làm con thừa tự. Nguyễn Thành Chương sau cũng hiển đạt làm tới chức Hoài Viễn tướng quân, Tổng Binh Sứ, Tư Tổng Binh Kiêm Sự, tước Lâm Thọ Hầu. Tộc Phả họ Nguyễn Thành Chương còn cho biết ông sinh năm Bính Ngọ niên hiệu Cảnh Trị thứ 4 (năm 1666) mất năm Vĩnh Hựu thứ 3 (năm 1737) thọ 72 tuổi. Ông là con rể Mỹ Quận công nước Nhật Bản. Bà vợ họ Lý tên huý là Tước, hiệu là Quỳnh Quang sinh năm Tân Ngọ (năm 1671) sinh hạ được 5 người con là Thành Giáp, Thành Ban và 3 người con gái.

www.battrang360.vn
Photo Lâm Trúc

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Nghệ nhân Bát Tràng xưa

Nghệ nhân Đông Dương, Nghệ nhân Bát Tràng Phạm Văn Ẩm
Update: 30.05.2012


Bằng "Nghệ nhân Đông Dương" cấp cho Nghệ nhân Phạm Văn Ẩm năm 1943

Battrang 360* - Cố nghệ nhân Đông Dương, cố nghệ nhân Bát Tràng Phạm Văn Ẩm sinh thời là người tinh thông nghề gốm. Cụ có nhiều bài men gốm hay ví như chén trà ghi tên, khi thường không nhìn thấy nhưng khi rót trà vào chén lại hiện lên rõ chữ bên trong lòng chén nhưng tiếc rằng tới nay bài men gốm này đã thất truyền. Cụ là người đầu tiên tại làng gốm Bát Tràng tham gia Đấu xảo tại Paris Pháp và được phong Nghệ nhân Đông Dương năm 1943. Cụ là người họ Phạm Ngũ Chi làng gốm Bát Tràng chi thứ 3 đời thứ 16 và cũng là nghệ nhân đầu tiên và duy nhất của làng gốm Bát Tràng được phong tặng danh hiệu này. Hiện nay, tại xóm 2 thôn Bát Tràng có một ngôi nhà cổ gắn tấm biển "Di tích nhà cố nghệ nhân Phạm Văn Ẩm" , nơi thờ cụ cùng với tấm bằng nghệ nhân và cũng chính là tư gia của cụ khi xưa.

Ảnh: Lâm Trúc

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Bài hát Rap Việt "Welcome to Bat Trang Village"

Bài hát Rap Việt "Welcome to Bat Trang Village"
Update: 28.05.2012

Battrang 360* - Tình cờ sưu tầm được bài hát "Welcome to Bat Trang village" được sáng tác và thể hiện bởi Tustin, giới thiệu lên đây để mọi người cùng thưởng thức.


(Kích vào nút play phần mặt người để nghe ca khúc)
www.battrang360.vn
(Sưu tầm)

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Gốm sơn mài sự thăng hoa nghệ thuật của gốm Bát Tràng

Gốm sơn mài - Sự thăng hoa nghệ thuật của gốm Bát Tràng
Update: 08.05.2012

Battrang 360* - Gốm sơn mài Bát Tràng (Bat Trang Lacquer Ceramics) thuật ngữ mới xuất hiện tại làng gốm Bát Tràng trong một vài năm trở lại đây. Với sơn màigốm sứ Bát Tràng như được khoác lên mình một tấm áo mới. Gốm sứ Bát Tràng tự làm mới chính mình bằng nghệ thuật sơn mài truyền thống. Mời quý vị cùng ngắm những tuyệt tác từ gốm sơn mài tại Xưởng gốm Toàn Khanh (Công ty TNHH Gốm sứ Nghệ thuật KNK Bát Tràng):


Nhờ sơn mài, gốm sứ Bát Tràng được khoác lên mình nhiều màu sắc mới.


Vật liệu làm nên kiệt tác từ những vật phẩm sẵn có, hoàn toàn sáng tạo, hoàn toàn Việt Nam: Sơn ta, vỏ trứng, bạc quỳ...


Hoa văn trang trí hiện đại trên nền tảng truyền thống.


Sắc màu gốm sơn mài Bát Tràng


Với gốm sứ, sơn mài biến tất cả những điều không thể thành có thể...


Lacquer on Bat Trang traditional ceramics


Vui tươi và ngộ nghĩnh


Gốm sơn mài Bát Tràng: Đồ trang trí nội thất sang trọng và lịch lãm


"Bình và hoa" - Bát Tràng Ceramics


Gốm sứ sơn mài Bát Tràng


Gốm sứ sơn mài Bát Tràng - Truyền thống và hiện đại.

Hình ảnh showroom Gốm sơn mài tại xưởng gốm Toàn Khanh - Công ty TNHH Gốm sứ Nghệ Thuật KNK Bát Tràng.

Ảnh: Văn Kiên
Battrang 360*
www.battrang360.vn

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Nhà cổ tại làng gốm Bát Tràng

Thăm ngôi nhà cổ tại làng gốm Bát Tràng
Update: 07.05.2012

Battrang 360* - Cơ duyên tôi được cụ Trần Thế Xương chủ nhân ngôi nhà cổ tại làng gốm Bát Tràng dẫn vào thăm quan. Ngôi nhà là một kiến trúc cổ được dựng từ gỗ tứ thiết và gạch Bát Tràng cổ. Cụ là con cháu họ Trần Đồng Tâm chi thứ 02 đời thứ 18, cụ thân sinh ra cụ Xương chính là cụ Tú Trân - Người hai lần đi thi và đều đỗ Tú tài nên gọi là "Tú Kép". Và cũng theo lời giới thiệu của cụ Xương, đức Bản Hương Thánh Mẫu là người họ Trần đời thứ 9, cụ là con cháu đời thứ 18.


Bức đại tự treo ở cửa ra vào chính giữa Hậu cung "Trần Tự Liêu" (Từ đường họ Trần)


Gian giữa "Trần Tự Liêu" từ ngoài nhìn vào.
Các bức hoành phi câu đối rất quý, đại đa số được các quan tri phủ, tri huyện đề tặng.


Hàng hiên trước của Hậu cung.


Bức hoành "Bắc Sơn Chi Lan" được tạo tác năm Bính Dần dưới thời vua Bảo Đại (1926)


Lối thờ theo Nho giáo: Trên cùng là khám thờ. Chiếc lư bên trên Ngai thờ dành cho Tổ tiên từ đời thứ 5 trở lên. Chiếc lư đặt trong Huyền Lư bằng đồng ở dưới dùng để thờ Tổ tiền từ đời thứ 5 trở xuống.


Ban thờ "Bản Thổ Thành Hoàng, Thổ Công Táo Quân"


Ban thờ "Chầu Tổ Cô họ Trần Đồng Tâm chi thứ 2" - Nơi đây cũng thờ tự đức Thánh Mẫu Bản Hương Bát Tràng vì Mẫu là Chầu Tổ Côcủa chi thứ 2 họ Trần Đồng Tâm. Mẫu thuộc đời thứ 9.


Bức hoành "Kế Tự Hề" được tạo tác năm Bính Thìn dưới thời vua Khải Định (1916)


Bức hoành "Quân Tử Thành Nhân" tạo tác năm Bảo Đại thứ 02 (1927)












Hộp sắc trên ban thờ.


Cửa bích bàn bằng gỗ tứ thiết trạm khắc hoa văn tinh xảo.


Cụ Trần Thế Xương - Họ Trần Đồng Tâm chi thứ 2 đời thứ 18.


Nền hiên được lát bằng gạch hoa thời Pháp giống lăng vua Khải Định. Điều đặc biệt, nền bên trong hậu cung được lát bằng gạch cổ Bát Tràng.


Bể ngầm chứa nước mưa (nét văn hóa của người Bát Tràng xưa)

Bài và ảnh: Phạm Hoàng Tùng
Battrang 360*
www.battrang360.vn

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*