Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Điều người làng Bát Tràng đáng tự hào



Điều người làng Bát Tràng đáng tự hào
(Cập nhật: 11h15, 04.07.2008, GMT: +8)
Post lại: 30.07.2011
Blog Battrang 360* - Ngày nay, hình ảnh và sản phẩm của làng Bát Tràng thường xuyên được phản ánh và đề cập đến .trên các phương tiện truyền thông hiện đại Đó là hình ảnh của một làng nghề gốm sứ truyền thống đang hiện đại hoá ở tả sông Hồng, bên cửa sông đào Bắc Hưng Hải lớn nhất nước, cung cấp nước tưới tiêu cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thuộc Trung Ương và địa phương về thăm, là điểm tham quan của Thành phố Hà Nội, có đường chính của làng được bê tông hoá, với nhiều nhà ba, bốn, năm tầng, có chợ gốm đồ sộ với hàng trăm gian hàng mở cửa suốt năm trưng bày và bán hàng ngàn sản phẩm độc đáo của làng . Trước cửa chợ là bến xe Buýt, cứ 15 phút lại có xe đưa khách ra Hà Nội và đón khách từ Hà Nội về. Chưa kể sản phẩm gốm sứ giả cổ và gốm sứ mỹ nghệ hiện đại cao cấp của làng đã xuất khẩu ra nhiều nước tiên tiến trên thế giới khiến mức thu nhập bình quân của dân làng đạt hạng cao nhất nước.
Nhưng thực ra tự xa xưa , làng Bát Tràng cũng đã là làng một trong những làng nổi tiếng nhất Việt Nam vì tên làng đã gắn với tên thứ gạch được nhiều người biết đến : gạch Bát Tràng Ca dao cổ được phổ biến rộng rãi có câu
Ước gì anh lấy được nàng, Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Năm 1954 trong bài “ Việt Bắc” , Tố Hữu cũng đã viết “Chiếu Nga Sơ, gạch Bát Tràng”. Gạch Bát Tràng vuông vức, mỗi chiều khoảng 3 tấc, dầy khoảng 7,8 cm , màu xám, rất nặng. Nay làng không còn có lò nào sản xuất thứ gạch gạch này nữa.
Trong “lò bầu” sản xuất gốm sứ xưa ,nhiệt độ trong lò lên tới khoảng 1250 độ. Nhưng tuỳ theo mặt hàng gốm sứ, lại cần độ lửa khác nhau, nên khi chồng lò, để tránh tình trạng lửa quá mạnh, men bị chảy , sản phẩm dính vào nhau không dùng được, ngoài những bao bằng đất nung gọi là “canh thơi”, người ta phải dùng những chồng gạch đặt trong lò để điều chỉnh hướng di chuyển của lửa , tránh tiếp xuc trực tiếp với lửa , thích hợp với mặt hàng Thứ gạch làm bàng đất sét có trộn những mảnh vụn của đồ gốm phế phẩm, được nung đi nung lại nhiều lần nên trở thành thứ gạch chịu lửa rất rắn chắc, có màu xám, nếu dùng lát sân, thì dẫu lâu năm cũng không bị mòn, không bị bám rêu. Thời xưa, ngoài những công trình công cộng, sân nhà ai lát sân gạch Bát Tràng nếu không phải là nhà quyền quí thì cũng phải là nhà khá giả. Hiện nay gạch này đã trở thành rất hiếm, vì có một thời kì người ta đã dùng nó để xây các “lò hộp “. Giá một viên gạch Bát Tràng nay lên tới năm, sáu chục ngàn đồng. Chính nhờ thứ gạch này mà năm 1860, làng đã được vua Tự Đức tặng bức hoành phi có bốn đại tự là “Hiếu nghĩa cấp công” hiện đang được treo trang trọng trong toà Đại bái giữa đình làng .
Làng đã độc đáo vì là làng Việt Nam mà lại không có ruộng. Đơn giản vì làng ở ngoài đê, xa xưa chỉ có bãi sông, nhưng khi bãi sông lở mất thì không còn có đất canh tác nữa. Do đó, dân làng chủ yếu sống bằng nghề gốm sứ, buôn bán cau khô, nước mắm. Do đó, để có đất an táng người quá cố, Làng đã phải mượn đất của các làng lân cận. Nghĩa trang của làng hiện nay thuộc địa phận thôn Thuận Tốn xã Đa Tốn huyện Gia Lâm. Làng cũng không đi tảo mộ vào tiết thanh minh như lệ thường mà lại đi tảo mộ vào ngày 6 tháng giêng nhân dịp con cháu về quê đông đủ ăn tết nguyên đán. Do đó mới có chuyện Quán đỏ .
Xưa người làng có một vị đại thần, vì bận việc triều đình, ngay ngày mồng một tết đã đi tảo mộ, vì làng sở tại chưa động thổ nên khi qua dân làng đã trói vị đó lại. Sau này, để chuộc lại lỗi phạm thượng với thượng quan, dân làng làng sở tại đã xây một quán gạch ba gian ở giữa đồng để làm nơi cho dân làng Bát Tràng khi đi tảo mộ có chỗ nghỉ chân. Đặc biệt thứ hai là làng Việt Nam mà lại không không có một cây tre nào làm hàng rào . Đơn giản vì đất chật, người đông, lại sẵn gạch Bát Tràng, nên tường các nhà trong làng đều xây bằng gạch, kể cả tường xây bằng gạch Bát Tràng dựng đứng
Làng còn độc đáo vì trong Làng không có nhà lá. Đơn giản là nghề làm lò , khi lò bầu “lên đậu” tức giai đoạn trót của việc nung lò, lửa dồn lên bầu lò cao nhất, bốc ngùn ngụt , tàn bay tung toé, nếu là nhà lá thì sẽ có hoả hoạn ngay. Đường trong làng cổ (nay là xóm 1, 2), đều là đường gạch, rộng chỉ hai, ba người đi lọt, hai bên là tường cao vút. Vì thế người lạ vào làng thường bị lạc. Làng còn có những ngôi nhà cổ trên tường có nhiều “ô” (Ô là trên tường nhà có những chỗ xây thụt vào thành những khoảng trống để chứa những khuôn của nghề làm gốm sứ). Nhà có càng nhiều ô thì là nhà khá giả vì đã có nhiều khuôn làm đồ gốm sứ độc đáo. Dù trải qua bao dâu bể, làng Bát Tràng hiện còn có được 21 ngôi nhà rường , xây cất trên 100 năm nay hiện thuộc vào diện bảo tồn
Làng Bát Tràng đã nổi tiếng vì nghề gốm sứ ngay từ đầu thế kỉ XV . Trong tác phẩm “Dư địa chí” của mình, Nguyễn Trãi đã ghi rõ sản phẩm của làng đã được chọn làm cống phẩm Trung Quốc. Chưa kể, trong gian trưng bày hàng gốm sứ tại bảo tàng lịch sử nước ta cũng như những bảo tàng lớn trên thế giới đều có trưng bày sản phẩm của Làng.
Làng Bát Tràng đã có nghệ thuật ẩm thực độc đáo . Dân làng ưa dùng canh đậu xanh chưa đãi vỏ, ăn với cà “Cầu Váu” Món khoái khẩu của làng là riêu cua ăn với đậu rán nóng, cá mòi tẩm nghệ nướng, óc chó ghế dấm thanh, bánh chưng ăn với chè kho, đặc biệt là món mực xào măng. Cỗ họ luôn có cơm nắm, cháo nhừ (dừ) để nhớ lại những ngày Tổ tiên 5 họ Vương, Lê, Trần, Phạm, Nguyễn đã từ làng Bồ Bát trấn Thanh Hoa ( nay là làng Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình ) di cư ra hợp với họ Nguyễn Ninh Tràng ( có khả năng là họ Nguyễn từ Trường ( cũng đọc là Tràng ) Vĩnh Ninh ( trấn Thanh Hoa ) nơi từng sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng ) đã định cư trước thành làng Bát Tràng cổ. Do chữ Bồ Bát và Ninh Tràng ghép lại ). Do đó sau này, khi làng vào Hội, chỉ có họ Nguyễn Ninh Tràng mới được rư ớc bát hương của họ che lọng vàng, vào đình bằng cửa giữa cònTổ tiên các dòng họ khác chỉ đuợc rước bát hương của họ mình che lọng xanh vào đình bằng cửa hai bên . Chưa kể , tả hữu đình làng mỗi khi vào Hội đều trang trọng treo hai bức lụa đỏ trên có ghi hàng chữ vàng “ Bồ di thủ nghệ khai đình vũ, Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần” dịch sát nghĩa là : Xưa từ làng Bồ dời ra vẫn giữ nghề cũ mở mang thêm đình miếu, Nay đốt nén tâm hương thơm ngát hương lan chiêm bái thánh thần” và ông từ của Đình làng hiện nay là Nguyễn Văn Hương chính là hậu duệ của họ Nguyễn Ninh Tràng. Dân làng cổ Bát Tràng đã tổ chức nhiều lần về thăm quê cũ. Đoàn về thăm quê cũ năm 2007 nhân dịp kỉ niệm 700 năm chiến thắng Bô Cô của nhà Hậu Trần còn được gập đoàn khảo cổ quốc tế do 4 Tiến sĩ khảo cổ học Việt - Mỹ - Nhật - Úc lãnh đạo đang khai quật di chỉ nơi cư trú cũ của làng cổ và đã có những phát kiến quan trọng từ 3500 năm trước.
Làng Bát Tràng còn độc đáo vì trong các triều đại phong kiến đã có nhiều người hiển đạt. Tổng cộng Làng đã có 364 người đỗ từ tam trường (tức Tú tài ) trở lên, trong đó có 8 Tiến sĩ (Vương Thời Trung (1589), Trần Thiện Thuật (1684), Nguyễn Đăng Liên (1706), Lê Hoàn Viện (1715), Nguyễn Đăng Cẩm(1718), Lê Hoàn Hạo (1727), Lê Danh Hiển( 1785), Vũ Văn Tuấn (1843) và một Trạng nguyên ( Hà Giáp Hải 1538) nên Văn chỉ của làng đã có nóc , người kém hiểu biết đã gọi lầm là là “Văn từ “ ( ! ), Làng còn có nhiều người được phong tới tước hầu (Thanh trung hầu Trần Trung Thanh ..), tước công (Đôn quận công Lê Ngang, Cơ quận công Nguyễn Thành Trân, Tuấn quận công Nguyễn Tuấn …). Do đó, hiện nay Làng còn lưu truyền bài vè trong có câu “ Làng Bát Tràng là làng văn hiến, Vốn xưa nay nổi tiếng xa gần, Các quan văn vó triều thần, Quận công, Tiến sĩ, Cử nhân ,Tú tài ..”. Cử nhân, Tú tài thời phong kiến không phải là Cử nhân, Tú tài như thời nay. Thi Hương xưa mở ở một vùng. Triều Nguyễn cả nước từ bắc chí nam chỉ có 7 trường thi là các trường thi Hà Nội, Nam Định,,Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định, Gia Định,An Giang.Trừ ân khoa, lệ thường cứ ba năm mới mở một khoa ,luôn luôn mang tính cách thi tuyển , lấy đỗ từ điểm cao xuống thấp, số người trúng tuyển gọi là “giải ngạch”. Mỗi khoa thi có 4 kỳ có tên là kỳ Đệ nhất, kỳ Đệ nhị , Kỳ đệ tam, kỳ Đệ tứ . Người đỗ kỳ đệ nhất được gọi là “ông Nhất” , người đỗ kỳ Đệ nhị được được gọi là “ông Nhì “, người đỗ kỳ Đệ tam thì được gọi là Tú Tài (triều Hậu Lê gọi là Sinh đồ ). Kỳ thứ tư thường là kỳ xép hạng . Số Tú tài luôn gấp ba Cử nhân Chảng hạn ,một khoa thi có 10 ngàn người dự thi thì chỉ lấy đỗ 200 người., Đỗ từ thứ nhất đến 50 thì là Cử nhân (triều Hậu Lê gọi là Hương cống .Đỗ Cử nhân thứ nhất thì gọi là Giải nguyên hay Thủ khoa ) Đỗ từ 51 đến 200 thì là Tú Tài. Đỗ Cử nhân mới được thi Hội , hoặc đuợc bổ dụng ra làm quan, Đã đỗ Tú tài mà khoa sau lại thì nữa thì vẫn phải thi từ kỳ Đệ nhất ..Nêu lại đỗ Tú tài làn nữa thì gọi là “Kép”, Nếu Tú kép lại đỗ Tú tài một lần nữa thĩ gọi là “Mền” . Do lấy đỗ rất ít nên Cử nhân, Tú tài ngày xưa rất có giá trị Nguyễn Du chỉ đỗ Tú tài, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài trường thi Gia Định khi ra Huế định dự thi Hương lần nữa thì được tin mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, Trần Tế Xương thi tám khoa , chỉ có khoa thi thứ tư đỗ Tú Tài .Cụ Nghè cuối cùng của Làng là Cụ Nghè Vũ Văn Tuấn,Tiến sĩ khoa thi năm 1843, từng đi sứ Trung Quốc. Cụ Cử Cử nhân cuối cùng là cụ Cử Trần Lê Nhân, Cử nhân khoa thi năm 1912, thầy day Hán văn của các ông Trần Văn Ngần,Trần Thế Xương…
Làng rất tự hào về vai trò quan trọng của phụ nữ. trong mọi gia đình Đơn giản vì gái làng rất đảm, nổi tiếng chiều chồng nuôi con. Hầu như mọi chuyện lớn nhỏ đều do tay các bà đảm đang cả. Do đó, người đàn ông Bát Tràng nếu không dành thì giờ lo chuyện học hành thì hoàn toàn rảnh rang để hưởng mọi lạc thú ở đời . Do đó, dù là làng thủ công nghiệp ,buôn bán, nhưng làng vẫn có được một Trạng nguyên và 8 Tiến sĩ .
Chưa kể một vị vua triều Nguyễn (Minh Mạng (?) ) sau khi nghe một vị khâm sai tấu trình về nếp sống của đàn ông Bát Tràng đã nói “Ngay đến Trẫm còn phải lo chăm công ngàn việc, còn đàn ông Bát Tràng thì sướng thật.
Do đó ca dao mới có câu : “Sống làm con trai Bát Tràng “ và còn có câu “ Bé thì cơm mẹ cơm cha, nhầng nhầng cơm vợ, già thì cơm con “.
Làng rất tự hào vì người làng đều có họ hàng với nhau cả. Nếu không họ nội thì cũng họ ngoại Thật đúng với tinh thần “ trong họ, ngoài làng” Đơn giản vì gái làng rất đảm , trừ người đi làm ăn xa xa , trai gái trong làng ít chịu lấy người thiên hạ . Do đó, có trường so vai vế bên nội thì là anh, chị em, nhưng nếu so vai vế bên ngoại họ ngoại thì rất có thể lại là cô, dì, chú, bác , cậu ,mợ., và ngược lại. Do đó , tình làng nước vô cùng sâu đậm .và ông già bà cả trong làng khi tiễn con xuất giá luôn căn dặn con ,cháu “ Nếu mày mà thất lễ với họ hàng nhà chồng thì đã thất lễ với chính họ nhà ta đấy”
Làng rất tự hào vì ngoài đền ,chùa , miếu, văn chỉ. Làng đã có ngôi đình làng nguy nga thuộc hạng lớn nhất Việt Nam.
Được đại tu vào năm 1720 nhưng vì thiên tai, địch hoa đã bị sập , nay đã được trùng tu bằng cả tấm lòng của dân làng. Riêng toà Đại bái của làng mới khánh thành 12 năm 2006 đã rộng 28 mét , sâu 16 mét , có những cột gỗ lim cao ngất , lớn đến độ người lớn ôm không xuể. Đình làng đã được phục chế đúng như nguyên mẫu còn lưu giữ tại Viện Bác cổ. Điều thật đáng tự hào , dù kinh phí chưa dự trù đủ, làng vẫn quyết tâm xây dựng. Thiếu tiền, dân làng đã tự nguyện cho mượn .Thậm chí có người đã thế chấp cả nhà mình để vay tiền ngân hàng cho làng mượn. Và khi đáo hạn, người khác trong làng lại thế chấp nhà mình để chuộc nhà cho người cho vay trước. Làng xứng đáng được chọn làm điểm tham quan du lịch của thành phố Hà Nội.
Làng rất tự hào vì còn lưu giữ được nguyên bản 44 đạo sắc phong của các triều Hậu Lê, Nguyễn Quang Trung,Nguyễn Gia Long phong tặng cho 6 vị Thành hoàng của Làng . Bản sắc phong xưa nhất thuộc niên hiệu năm Cảnh Hưng thứ 28 triều Hậu Lê ( 1767 ) và bản sắc phong cuối cùng thuộc niên hiệu Khải Định ( 1924)
Do đó, dù sống ở đậu, làm bất cứ nghề gì, dân làng vẫn không quên ngày giô Tổ của Họ, nhất là ngày Hội làng hàng năm tổ chức vào ngày 14 đến 15 tháng hai âm lịch hàng năm.
Thuận Đức
1/5//2008
Gia Thanh (Sưu tầm)

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Hầu Đồng tại Đền Bát Tràng

Hầu Đồng tại Đền Bát Tràng
Update: 24.07.2011

Blog Battrang 360* – Hầu Đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đây là nghi thức không thể thiếu trong các Đền, Điện thờ Mẫu Tam Phủ và Tứ Phủ, thờ Đức Thánh Trần.  Dưới đây, Blog Battrang 360* xin giới thiệu một số hình ảnh về một buổi lễ Hầu Đồng tại Đền Bát Tràng:














Bài và ảnh: Gia Thanh


Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Bát Tràng - The Pottery village in the North


BÁT TRÀNG - THE POTTERY VILLAGE IN THE NORTH
Bát Tràng - Làng gốm ở Miền Bắc
Update: 23.07.2011
Blog Battrang 360* -  BAT TRANG village is on the left bank of Red river, belongs to Gia Lam and is just about 10 km from Hanoi. This is the oldest and the most famous pottery village of all times in Vietnam. Its ancient Jade or Crackle or Azure glazed pottery showed in Vietnamese and some foreign museums are the peak of Vietnamese traditional pottery. Besides the available clay source and plenty kinds of glaze made by Bat Trang potters, these highly skilled pottery artisans in the old times and nowadays don't simply make pottery but also give their products souls in their own way.
Làng Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm và chỉ cách Hà Nội khoảng 10km. Đây là làng gốm cổ nhất và nổi tiếng nhất trong mọi thời đại tại Việt Nam. Chiếc bình cổ men rạn hay chiếc đĩa men ngọc của làng được trưng bày tại Việt Nam và một số bảo tàng nước ngoài, mang đậm phong cách gốm sứ Việt Nam. Bên cạnh những giá trị về nguồn nguyên liệu, chủng loại men phong phú được làm tại Bát Tràng, những nước men gốm cao cấp thời xưa mà ngày nay không dễ dàng tạo ra được, góp phần làm nên cái hồn của sản phẩm theo một phong cách riêng.
There are more than 10. 000 people working in factories and private work -shops, pottery is actually a big business in Bat Trang now. However, there is still an annually ceremony to remember the village's founders who came from Thanh Hoa in 15th century.
Ngày nay, gốm sứ trở thành ngành công nghiệp thương mại lớn tại Bát Tràng, hiện có hơn 10.000 người đang làm việc tại các xưởng gốm lớn và nhỏ. Làng vẫn duy trì những lễ hội để tưởng nhớ những người khai sinh ra làng, những người đến từ Thanh Hoá vào thế kỷ thứ XV.
English: Bạn đọc cấp
Vietnamese: Gia Thanh

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Đôi điều về sắc phong Vua ban cho Làng Gốm Bát Tràng

Ảnh: Sắc phong cho Thành Hoàng Làng Gốm Bát Tràng triều vua Đồng Khánh.

Đôi điều về Sắc phong các Thành Hoàng làng Bát Tràng
Đăng lần I: 08h40, 03.07.2008, GMT: +8
Đăng lại lần II: 20.07.2011

Blog Battrang 360* - Sau 60 năm xa quê, năm 2007, khi đã nghỉ hưu, tôi mới có dịp cùng vợ, con về ở tại làng 40 ngày , thăm họ hàng làng xóm, viếng phần mộ tổ tiên, tôn tạo lại nhà thờ của gia đình, dự lễ giỗ Tổ Họ, dự Hội Làng.
Tôi hết sức vui mừng khi thấy dù kinh tế đã phát đạt hơn xưa , nhưng làng Bát Tràng của chúng tôi vẫn giữ vẹn thuần phong, mĩ tục của một làng nghề truyền thống, một làng văn hiến tên tuổi của trấn Kinh Bắc lừng danh từ thời phong kiến xa xưa. Tôi không còn phải xót xa chứng kiến cảnh năm 1978 , do hậu quả của thiên tai, địch hoạ , Đình làng chỉ còn trơ hậu cung và cạnh Đình làng là đống gỗ ngổn ngang, lăn lóc , là những gì còn sót lại của một ngôi đình cổ hoàng tráng xa xưa. Tôi hết sức vui mừng khi thấy hôm nay với tâm huyết của dân làng, với tài tổ chức, lãnh đạo của các vị hữu trách, Làng đã có được một ngôi đình mới hoành tráng, khang trang mà trong Lễ khánh thành toà Đại bái vào tháng 12 năm 2006, dù Làng đã chuẩn bị 600 mâm, nhưng vẫn không đủ cỗ đãi khách. Tôi còn thấm thía biết bao khi đuợc biết làng đã chọn ông Nguyễn Văn Hương làm từ của đình làng, ông chính là hậu duệ của họ Nguyễn Ninh Tràng, dòng họ đã có mặt đầu tiên trên mảnh đất nay mang tên làng Bát Tràng cổ. Tôi hết sức tự hào khi được biết “linh hồn” của làng là 44 đạo Sắc phong của các vị vua triều Hậu Lê, triều Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Gia Long phong tặng cho lục vị Thành hoàng của làng là Lưu Thiên Tử Đại Vương, Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu Đại Vương, Bạch Mã Đại Vương, Phan Đại Tướng Quân Đại Vương, Hộ Quốc Đại Vương, Cai Minh Tự Đại Vương, dù trải qua bao dâu bể, vẫn được Làng bảo quản nguyên trạng.

Do đó, khi được ông Trưởng ban đại diện của Làng là Lê Văn Lợi, Trưởng ban khánh tiết của Làng là Trần Văn Kim, cùng ông Phạm Xuân Hoà đến nhà ngỏ lời , tôi đã không quản tài hèn, sức mọn, mạnh dạn nhận công tác mà Làng giao phó.

Thế rồi, sau khi đã làm lễ lục vị Thành Hoàng, chúng tôi gồm Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Tiến Vị , Phạm Văn Hoà, Phạm Huy Thanh, Trần Thế Xương đã trực tiếp lo việc phiên âm, dịch nghĩa 44 đạo Sắc phong trên, với sự yểm trợ tích cực của các ông Lê Văn Lợi, Hà Văn Lâm, Phạm Huy Cải, Phạm Lâm Trúc, Trần Vĩnh Phát ,Trần Văn Kim, Trần Văn Việt , Vương Mạnh Tuấn ,Vương Quí Hiển … Thật là ý nghĩa. Nếu trước đây trên, dưới 600 năm, Tổ tiên các họ Nguyễn Ninh Tràng, Vương, Lê, Trần, Phạm, Nguyễn chúng tôi đã lập nên làng Bát Tràng cổ, đã khai khoa cho làng Bát Tràng , thì nay hậu duệ của các Cụ lại chung lưng, đấu cật phiên dịch Sắc phong Lục vị Thành hoàng của Làng.

Sau khi đã làm biên bản , Ông Nguyễn Văn Hương và các vị hữu trách, đã thỉnh các đạo Sắc phong từ két sắt ra trao tận tay cho chúng tôi. Tại đình làng, ngày ngày , chúng tôi đã trước hết lo sắp xếp các đạo Sắc phong theo tên từng vị Thành Hoàng, và theo ngày tháng từ xưa nhất đến gần đây nhất, rồi tôi thận trọng, chậm rãi đọc hai lần âm các đạo Sắc phong, để hai ông Phạm Huy Thanh, Nguyễn Tiến Vị cùng ghi chép và dò lại cẩn thận. Khi có chữ nào còn nghi ngờ về cách đọc âm ông Phạm Xuân Hoà đã kịp thời giúp chúng tôi tra cứu hết tự điển này đến tự điển khác. Sau đó, hằng đêm, vào lúc nửa khuya , khi thân, tâm thanh tịnh nhất, sau khi vào nhà thờ của gia đình, thắp hương khấn thân phụ tôi ( là Trần Thế Thụy, Tú tài Hán học hai khoa thi Hương 1909,1915, người đã dạy tôi chữ Hán từ năm 1942 đến năm 1947 ) rồi ra giữa sân nhà vọng về hướng đình làng, vái lạy Thành Hoàng làng, xin các Vị phù hộ, độ trì cho tôi chỉ qua bản phiên âm đang có được, dịch “ tín, đạt, nhã “ các đạo Sắc phong trên (vì đã là Sắc phong của Thành Hoàng làng thì không một ai được phép mang ra khỏi đình làng ).

Khi đã dịch xong , chúng tôi đã làm lễ bái tạ Thành Hoàng .. Sau đó , đáp lời mời của ông Phạm Văn Mai, nguyên Chủ tịch xã,chúng tôi hân hạnh được đón tiếp Tiến sĩ Nguyễn Việt , Giám đốc Trung tâm tiền sử học Đông Nam Á , Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân Tạp chí Hán Nôm, Thạc sĩ Phạm văn Tuấn Phòng sưu tầm Viện Hán Nôm về tận đình làng , trong một buổi sáng, đọc lại phần phiên âm các đạo Sắc phong , để chúng tôi đối chiếu với phần phiên âm đã có được, cũng như trao đổi thêm về cách dịch .Sau đó, theo lời yêu cầu của tôi, với sự nhiệt tình giúp đỡ của các ông Nguyễn Văn Hương, Phạm Huy Cải, Phạm Xuân Hoà, nhất là của ông Phạm Lâm Trúc, chúng tôi đã có đuợc ảnh chụp kỹ thuật số ghi trên đĩa CD các đạo Sắc phong trên. Khi về tới Thành phố Hồ Chí Minh , con trai tôi là Trần Thế Hùng, cháu đích tôn của tôi là Trần Thế Anh Khoa đã dùng chương trình Photoshop chỉnh sửa lại hình ảnh các đạo Sắc phong , in ra đen trắng, con gái của em ruột là Trần Thị Bảo Châu đã in ra màu .Nhờ đó trước mắt tôi đã mới có hình ảnh nguyên bản các đạo Sác phong trên , cũng như có đủ thì giờ , sách vở tra cứu, hiệu đính , nhuận sắc lại bản dịch và đích thân tôi đánh máy lại bằng vi tính , lập Bảng thống kê, rút ra đôi điều về các đạo Sắc phong trên.

THỐNG KÊ 44 SẮC PHONG CỦA 6 VỊ THÀNH HOÀNG LÀNG BÁT TRÀNG

Sắc phong cho Lưu Thiên Tử Đại Vương Thượng Đẳng Thần vào các ngày:
Ngày 08/08 năm Cảnh Hưng thứ 28
Ngày 29/03 năm Quang Trung thứ 05
Ngày 04/12 năm Cảnh Thịnh thứ 01
Ngày 17/05 năm Bảo Hưng 02
Ngày 25/07 năm Khải Định thứ 02
Tổng: 05 đạo sắc phong.

Sắc phong cho Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu Đại Vương Thượng Đẳng Thần vào các ngày:
Ngày 08/ 08 năm Cảnh Hưng thứ 28
Ngày 16/ 05 năm Cảnh Hưng thứ 44
Ngày 23/ 03 năm Chiêu Thống thứ 01
Ngày 29/ 03 năm Quang Trung thứ 05
Ngày 11/ 08 năm Duy Tân thứ 03
Ngày 18/ 03 năm Khải Định thứ 02
Ngày 25/ 07 năm Khải Định thứ 09
Tổng: 07 đạo sắc phong.

Sắc phong cho Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Thần vào các ngày:
Ngày 08/ 08 năm Cảnh Hưng thứ 28
Ngày 16/ 05 năm Cảnh Hưng thứ 44
Ngày 29/ 03 năm Quang Trung thứ 05
Ngày 15/ 11 năm Thiệu Trị thứ 06
Ngày 13/ 12 năm Thiệu Trị thứ 06
Ngày 20/ 12 năm Tự Đức thứ 03
Ngày 24/ 11 năm Tự Đức thứ 33
Ngày 01/ 07 năm Đồng Khánh thứ 02
Ngày 11/ 08 năm Duy Tân thứ 03
Ngày 25/ 07 năm Khải Định thứ 09
Tổng: 12 đạo sắc phong.

Sắc phong cho Phan Đại Tướng Quân Đại Vương Thượng Đẳng Thần vào các ngày:
Ngày 08/ 08 năm Cảnh Hưng thứ 28
Ngày 16/ 05 năm Cảnh Hưng thứ 44
Ngày 29/ 03 năm Quang Trung thứ 05
Ngày 04/ 12 năm Cảnh Thịnh thứ 01
Ngày 17/ 05 năm Bảo Hưng thứ 02
Ngày 25/ 07 năm Khải Định thứ 09
Tổng: 06 đạo sắc phong.

Sắc phong cho Triệu Phù Hộ Quốc Đại Vương Thượng Đẳng Thần vào các ngày:
Ngày 08/ 08 năm Cảnh Hưng thứ 28
Ngày 16/ 05 năm Cảnh Hưng thứ 44
Ngày 23/ 03 năm Chiêu Thống thứ 01
Ngày 29/ 03 năm Quang Trung thứ 05
Ngày 04/ 12 năm Cảnh Thịnh thứ 01
Ngày 17/ 05 năm Bảo Hưng thứ 02
Ngày 08/ 06 năm Duy Tân thứ 05
Ngày 25/ 07 năm Khải Định thứ 09
Tổng: 08 đạo sắc phong.

Sắc phong cho Cai Minh Tự Đại Vương Thượng Đẳng Thần vào các ngày:
Ngày 08/ 08 năm Cảnh Hưng thứ 28
Ngày 29/ 03 năm Quang Trung thứ 05
Ngày 04/ 12 năm Cảnh Thịn thứ 01
Ngày 17/ 05 năm Bảo Hưng thứ 02
Ngày 25/ 07 năm Khải Định thứ 09
Tổng: 05 đạo sắc phong.


Và 1 Sắc phong ngày 18/3 Năm Khải Định 2 phong tặng chung cho 4 vị Thành Hoàng là: Lưu Đại Vương, Trung Trinh Đại Vương, Hộ Quốc Đại Vương , Phan Đại Tướng Đại Vương

Về niên đại : 44 đạo Sắc phong trên , xưa nhất là Sắc phong đề ngày 8/8 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 ( 1860 ) và gần nhất là Sắc phong đề ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924 ) .

Về hình thức : 44 đạo Sắc phong trên chỉ có một đạo Sắc phong bị hơi sờn mép chung quanh một chút , còn lại tất cả đều nguyên trạng như xưa .Cá c Sắc phong trên đều viết trên loại giấy đặc biệt, khổ lớn, hình chữ nhật, dầy và dai, có hoa văn rồng mây tuyệt đẹp mang phong cách của mỗi đời vua , mỗi Triều đại Trừ vài Sắc phong niên hiệu Bảo Hưng triều Quang Trung , tất cả các Sắc phong còn lại, chữ Hán viết rất rất đẹp, theo lối chữ chân , kiểu phồn thể , không có dấu chấm câu , áp dụng đúng phép “ đài “ ( cách viết chữ nhô lên đầu dòng ) của thời phong kiến, mỗi dòng thường viết 15 chữ . Riêng chữ “ sắc “được tách ra thành một hàng . Cuối đạo Sắc phong có ghi niên hiệu của vị Vua và ngày tháng phong tặng ( nhiều đạo Sắc phong ngày , tháng còn được viết bằng chữ số kép ) và có áp ấn son ở trên . Trong lòng ấn có khắc bốn chữ “ Sắc mệnh chi bảo” khắc theo lối chữ “Lệ”.

Về nội dung: các Sắc phong đều có bố cục tương đối giống nhau .
Mở đầu: Nêu các “ mĩ tự “ ( những từ ngữ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp) mà vị Thành Hoàng trước đây Thần đã được phong tặng Kế đó, là một đoạn văn viết theo thể “ tứ lục” (cứ một câu bốn chữ lại đến một câu sáu chữ), ca ngợi phẩm chất của vị Thành Hoàng được phong tặng . Sau đó nêu lý do phong tặng .
Cuối cùng: là các “mĩ tự” hiện tại mà vị Thành Hoàng có được. Cuối đạo Sắc phong là hai chữ “ Cố sắc “ ( Nên có sắc này. nếu là Sắc phong của triều Hậu Lê, triều Nguyễn Quang Trung ) hoặc hai chữ “Khâm tai “ ( Kình vậy thay, nếu là Sắc phong triều Nguyễn Gia Long ) Riêng phần đầu các đạo Sắc phong của triều Nguyễn Gia Long còn nói rõ Sắc phong gửi cho làng Bát Tràng , huyện Gia Lâm , tỉnh Bắc Ninh , và phần cuối Sắc phong , còn nêu rõ điều nhà Vua mong mỏi ở Thần .
Đoạn ca ngợi phẩm chất của các vị Thành Hoàng vừa có nét chung vừa có nét riêng cụ thể như :

Với “Lưu Thiên Tử Đại Vương thì là “Mây nâng điềm lạ, rồng hiện thần hoá , sông phía bắc một phương trời yên định, xóm làng hiển rõ an lành, thịnh vượng,công giúp đỡ lớn lao rủ xuống bao điều tốt lành,trời phương nam nhiều đời vững vàng , nước nhà thịnh vượng,mạnh mẽ, tôn vinh , sức âm phù giúp đỡ tốt tươi,thực rất linh thiêng , công nghiệp rạng rỡ đáng nêu rõ trong bài sách mạnh”

Với “ Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu Đại Vương” thì là “Chí bền vàng đá , tiết sánh băng sương, vẹn đức của đất, ban điều phải khiến nhân dân sống đúng khuôn mẫu, nương uy của trời, gắng sức phù trì vận nước dài lâu, sáng nghiệp cả thiêng liêng,vững công lao thần thánh,hiển rõ thứ bậc, dương phép tắc thờ cúng”.

Với “ Bạch Mã Đại Vương “ thì là “Chính khí đất bắc, thanh danh nước Nam như mây lành ngày tốt trời , chói chang, ngất ngưởng giữ gìn, ngăn chặn một phương, từng nhận búa vàng, cờ tiết trắng , một dạ chống kẻ lấn áp,mạnh mẽ biết bao, giúp giập muôn dặm, tên tuổi lớn lao đã rỡ ràng trong sử sách, phẩm trật vinh quang đã ghi rõ trong bài văn sách mạnh”.

Với “ Phan Đại Tướng Quân Đại Vương” thì là “Chính là khí thiêng núi sông giáng trần , thực là trời sinh đức độ, là dũng sĩ hiên ngang trấn giữ một vùng, chống xâm lược khiến cho núi sông rạng rỡ , công lao hiển hách chói ngời, vòi vọi đã rõ ràng , đáng long trọng khen tặng, biểu dương”.

Với “ Triệu Phù Hộ Quốc Đại Vương” thì là “đất đai thai nghén đức tốt, núi non un đúc khí thiêng, ngăn hoạn nạn, trừ tai nạn, mạnh thay sự sáng suốt cao cả,xung vào lực lượng chống xâm lược, bảo vệ đất nước, được phong tặng công lao,ngầm phù trì những chuyện lớn lao, diệu kì, đem đến điều vui mừng lớn lao, hiện rõ sự an lạc”

Với “ Cai Minh Tự Đại Vương” thì là: “đất thai nghén sự tốt lành, trời un đúc khí tinh anh , giúp dân ngầm chuyển oai thần, xóm làng bốn mùa thời tiết điều hoà tốt đẹp, giúp nước rộng ban ơn thánh , non sông muôn thuở vững âu vàng ,duy trì giúp đỡ sự thuần cẩn , thích hợp với phép tắc củ hành lễ khen ngợi phong tặng”.

Đoạn nêu lý do phong tặng của các Sắc phong đều mang dấu ấn của triều Vua . Cụ thể như:

Nếu là niên hiệu Cảnh Hưng thì là “vị vua kế nghiệp đã được tiến phong, Vương vị đã định, triều đình đã lập ,Tông xã vững vàng, cơ đồ lớn lao, lễ có nghi thức đăng trật, nên gia phong”. Nếu là niên hiệu Chiêu Thống thì là : “vì ngầm giúp cơ đồ hoàng gia, khôi phục chính quyền, lễ có nghi thức đăng trật, nên gia phong”. Nếu là niên hiệu Quang Trung thì là “vì ngầm giúp dư đồ Hoàng gia thu về một mối , lễ có nghi thức đăng trật nên gia phong”. Nếu là niên hiệu Bảo Hưng thì là : “vì nước nhà phong khí sáng sủa, định đô Bắc Hà, lập kỉ nguyên mới, ban hành chính lệnh, lễ có nghi thức đăng trật , nên gia phong”. Nếu là niên hiệu Tự Đức thì là : “nay Trẫm nối nghiệp cả , nay Trẫm nối nghiệm vua, vâng mệnh Trời sáng suốt, xa tưởng tới sự tốt lành của Thần đáng gia tặng”. Nếu là niên hiệu Khải Định thì là “ nay gặp ngày thọ của Vua, được đội ơn ban cấp Sắc phong, chuẩn cho thờ phụng,chính gặp Đại khánh tứ tuần của Trẫm, ban bảo chiếu này, ban ân nhân lễ đăng trật long trọng, xác nhận gia phong”.

Từ nội dung các Sắc phong trên nêu , ta có thể rút ra đôi điều. Trước hết là “ Lưu Thiên Tử Đại Vương và Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu Đại Vương “ có phải là Lưu Bang và Lã Hậu như đã lưu truyền hay không. Nói khác đi các vị đó là nhân thần Trung Quốc hay nhân thần Việt Nam. Theo thiển ý của tôi thì có lẽ Lưu Thiên Tử trong Sắc phong không phải là Lưu Bang và Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu không phải là Lã Hậu Hậu. Trước hết là vì, đã là Thiên Tử rồi thì sao lại còn là Đại Vương được.nữa .Ngoài ra, đã là Thiên tử của nhà Tiền Hán Trung Quốc thì sao “ Lưu Thiên tử” lại giúp cho “trời phương Nam nhiều đời vững vàng , nước nhà thịnh vượng,mạnh mẽ” Chưa kể, đã là Thiên tử của nhà Tiền Hán thì sao “công nghiệp rạng rỡ đáng nêu rõ trong bài sách mạnh” vì “sách mạnh” chỉ là bài văn của nhà vua ca ngợi công lao của thần dân.Sau hết, tình tiết “Mây nâng điềm lạ, rồng hiện thần hoá “ trong Sắc phong , lại trùng hợp với truyền thuyết của làng : xưa dân làng đã có một vị lớn tuổi, gốm sứ, đang lúc ngồi “tráng men” , thấy trên trời có mây ngũ sắc hiện lên , thấy trong chậu men có bóng rồng xuất hiện , vị đó đã xúc động mạnh gục xuống mà mất. Mặt khác, Lã Hậu là Hoàng hậu của Lưu Bang, sau này trở thành Lã Hoàng Hậu .
Thế nhưng trong Sắc phong lại là “ Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu” Chưa kể, phẩm hạnh của Lã Hậu không phù hợp với điều trong sắc phong ca ngợi . Theo “Sử kí” của Tư Mã Thiên thì Lã Hậu là người “độc ác” nhiều tham vọng, sau khi Lưu Bang chết , đã đối xử hết sức tàn nhẫn với “ Thích phu nhân “ , người lúc sinh thời từng được Lưu Bang sủng ái- Cụ thể là “chặt chân tay (..) móc mắt đốt tai, cho uống thuốc thành câm, cho ở trong nhà tiêu gọi đó là “con người lợn”. Lại nữa, đình làng Bát Tràng xưa có 5 nóc. Nóc Ninh Tràng thờ Lưu Thiên Tử Đại Vương và Lã Đệ Tam Hoàng Thái Hậu Đại Vương . Họ Nguyễn Ninh Tràng là họ đầu tiên định cư trên đất Bát Tràng cổ ngày nay khoảng triều Lý -Trần ( thế kỷ XI đến XV) là lúc các vương triều của nước nhà hết sức thịnh trị , tinh thần độc lập, tự chủ rất cao thì đâu có lẽ lại có một làng thờ Lưu Bang - Lã Hậu là các nhân vật ở thời Tiền Hán Trung Quốc xa xưa chẳng có quan hệ gì với dân làng. Nếu thế thì chữ “Thiên tử”và “ Hoàng Hậu “ trong các Sắc phong phải chăng chỉ là những “mĩ tự” mà thôi.

Kế đó, trong Sắc phong ta thấy các vị Thành Hoàng còn lại tuy có phẩm chất khác nhau, nhưng đều có đặc điểm là “chống kẻ lấn áp “ , ” chống xâm lược “ hoặc để “ non sông muôn thuở vững âu vàng” . Hoá ra , dù là nhân thần hay thiên thần các vị đều có công vệ quốc., hộ dân Đó chính lí lẽ sống tự nghìn xưa dân tộc ta đã tôn thờ .

Ngoài ra, ta vô cùng tự hào và trân trọng khi thấy các Sắc phong triều Tây Sơn vẫn được dân làng ta giữ gìn nguyên vẹn . Thế mới biết tự xa xưa ông cha ta đã có quan điểm chính trị sáng suốt “Tổ quốc trên hết” bất chấp nguy hiểm , dám tàng trữ sắc phong của “Ngụy triều “ , vì “ Ngụy triều “đã có cô ng “dư đồ Hoàng gia thu về một mối” Từ đó, ta càng hiểu thêm vì sao làng Bát Tràng ta sau này đã có “ Phạm Văn Tráng ngày thứ bẩy ,12 tháng 4 năm 1913 đã giết tên tên Việt gian đầu xỏ , tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn gần tỉnh lỵ Thái Bình” , “tháng 12/1944 , trên gác xép nhà cụ Vương Văn Tịch bài “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao đã được lên trang và lần đầu tiên ra mắt đổng bào cả nước trên tờ “Độc lập” ( Quê gốm Bát Tràng) rồi một nửa làng đã chấp nhận dời nhà cửa thân yêu đã định cư từ biết bao đời , hy sinh chùa, miếu nổi tiếng lâu đời , để cả nước có được Công trình đại thủy nông Bắc -Hưng - Hải, cũng như bao người con ưu tú của dân làng đã hy sinh vì Tổ quốc họ tên ghi rõ trong sách “ Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Bát Tràng”.

Tự hào biết mấy về làng Bát Tràng của chúng ta.

Trần Thế Xương
06/05/2008
Gia Thanh (Sưu tầm)



Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Thông tin Làng Gốm cổ truyền Bát Tràng

CÔNG TY TNHH BÁT TRÀNG GỐM TINH HOA
“Chắp cánh Thương Hiệu, Kết nối Tinh Hoa

Trân trọng thông báo về hệ thống thông tin làng gốm cổ truyền Bát Tràng (thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) trên nhiều lĩnh vực:

Blog Battrang 360*

Chuyên trang Thông tin Văn hóa – Du lịch – Lịch sử Làng Gốm cổ truyền Bát Tràng

________

Bát Tràng Ceramics Online:

Chuyên trang kinh doanh trực tuyến, nhận bán sỉ và lẻ các mặt hàng gốm sứ dân dụng & gốm sứ trang trí cao cấp Bát Tràng; nhận thực hiện hợp đồng cung cấp quà tặng Hội nghị Hội thảo với chất liệu gốm sứ cao cấp Bát Tràng giá cả cạnh tranh: Ấm chén in logo, cốc sứ in logo, cốc sứ in ảnh, đĩa sứ in logo, đĩa sứ in ảnh, bình hoa in logo, bát đĩa in logo…

Các địa chỉ link:

________

Dịch vụ Du lịch: Sân Chơi Gốm Vuốt Nặn Vẽ tại Làng Gốm Bát Tràng

Chuyên trang về hoạt động du lịch giải trí, nhận đặt tour du lịch cho các trường học trên toàn quốc (địa điểm rộng, tiện đường giao thông, gần sát Chợ Gốm Bát Tràng, có bố trí chỗ nghỉ trưa và dịch vụ ăn uống)

________

Công ty TNHH Bát Tràng Gốm Tinh Hoa

Địa chỉ: Xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện: GỐM SỨ DŨNG NGÂN BÁT TRÀNG
Địa chỉ: Kiot 85, Khu C, Chợ Gốm Làng Cổ Bát Tràng, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Phụ trách/ Giám đốc: Mr Phạm Hoàng Tùng
Hotline: 04.38744877 – 0949.808555
Website:
http://battrang360.vn (đang xây dựng, dự kiến hoàn thành: tháng 09.2011)


Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Blog Battrang 360* thay đổi đường link mới


Blog Battrang 360* thay đổi đường link mới
Cập nhật: 17.07.2011

Blog Battrang 360* - Để thống nhất quản lý và kịp thời cập nhật thông tin, từ ngày 17.07.2011 địa chỉ link chính thức của Blog Battrang 360* - Cẩm nang Thông tin Văn Hóa – Du lịch – Lịch sử Làng Gốm cổ truyền Bát Tràng (thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) sẽ là

Toàn bộ thông tin về làng gốm Bát Tràng sẽ chỉ cập nhật tại link mới kể trên.

Trân trọng thông báo

Người biên tập Blog Battrang 360*
Gia Thanh


09 cặp chóe cổ Bát Tràng dâng về Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương



09 cặp chóe cổ Bát Tràng dâng về Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương
Cập nhật: 17.07.2011

Blog Battrang 360* - Chín cặp chóe khổng lồ sẽ được Hiệp hội Làng nghề VN dâng tặng Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhân kỷ niệm năm Làng nghề truyền thống VN 2012 và Lễ hội Đền Hùng 2012.

Theo đó, 18 chiếc chóe sẽ được làm từ đất của đất tổ Hùng Vương và nước lấy từ hai đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi chiếc có chiều cao 2,37 m, rộng 1,41 m; do nghệ nhân Trần Độ (làng gốm Bát Tràng) thực hiện. Đây cũng sẽ là kỷ lục về những chiếc chóe lớn nhất được làm từ trước đến nay tại VN. Hoa văn trên những chiếc chóe lấy ý tưởng văn hóa thời Văn Lang, Âu Lạc hòa quyện với họa tiết rồng của văn hóa Thăng Long, Hà Nội.

Nguồn: Sưu tầm
Posted by Gia Thanh

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*