Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Điều người làng Bát Tràng đáng tự hào



Điều người làng Bát Tràng đáng tự hào
(Cập nhật: 11h15, 04.07.2008, GMT: +8)
Post lại: 30.07.2011
Blog Battrang 360* - Ngày nay, hình ảnh và sản phẩm của làng Bát Tràng thường xuyên được phản ánh và đề cập đến .trên các phương tiện truyền thông hiện đại Đó là hình ảnh của một làng nghề gốm sứ truyền thống đang hiện đại hoá ở tả sông Hồng, bên cửa sông đào Bắc Hưng Hải lớn nhất nước, cung cấp nước tưới tiêu cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thuộc Trung Ương và địa phương về thăm, là điểm tham quan của Thành phố Hà Nội, có đường chính của làng được bê tông hoá, với nhiều nhà ba, bốn, năm tầng, có chợ gốm đồ sộ với hàng trăm gian hàng mở cửa suốt năm trưng bày và bán hàng ngàn sản phẩm độc đáo của làng . Trước cửa chợ là bến xe Buýt, cứ 15 phút lại có xe đưa khách ra Hà Nội và đón khách từ Hà Nội về. Chưa kể sản phẩm gốm sứ giả cổ và gốm sứ mỹ nghệ hiện đại cao cấp của làng đã xuất khẩu ra nhiều nước tiên tiến trên thế giới khiến mức thu nhập bình quân của dân làng đạt hạng cao nhất nước.
Nhưng thực ra tự xa xưa , làng Bát Tràng cũng đã là làng một trong những làng nổi tiếng nhất Việt Nam vì tên làng đã gắn với tên thứ gạch được nhiều người biết đến : gạch Bát Tràng Ca dao cổ được phổ biến rộng rãi có câu
Ước gì anh lấy được nàng, Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Năm 1954 trong bài “ Việt Bắc” , Tố Hữu cũng đã viết “Chiếu Nga Sơ, gạch Bát Tràng”. Gạch Bát Tràng vuông vức, mỗi chiều khoảng 3 tấc, dầy khoảng 7,8 cm , màu xám, rất nặng. Nay làng không còn có lò nào sản xuất thứ gạch gạch này nữa.
Trong “lò bầu” sản xuất gốm sứ xưa ,nhiệt độ trong lò lên tới khoảng 1250 độ. Nhưng tuỳ theo mặt hàng gốm sứ, lại cần độ lửa khác nhau, nên khi chồng lò, để tránh tình trạng lửa quá mạnh, men bị chảy , sản phẩm dính vào nhau không dùng được, ngoài những bao bằng đất nung gọi là “canh thơi”, người ta phải dùng những chồng gạch đặt trong lò để điều chỉnh hướng di chuyển của lửa , tránh tiếp xuc trực tiếp với lửa , thích hợp với mặt hàng Thứ gạch làm bàng đất sét có trộn những mảnh vụn của đồ gốm phế phẩm, được nung đi nung lại nhiều lần nên trở thành thứ gạch chịu lửa rất rắn chắc, có màu xám, nếu dùng lát sân, thì dẫu lâu năm cũng không bị mòn, không bị bám rêu. Thời xưa, ngoài những công trình công cộng, sân nhà ai lát sân gạch Bát Tràng nếu không phải là nhà quyền quí thì cũng phải là nhà khá giả. Hiện nay gạch này đã trở thành rất hiếm, vì có một thời kì người ta đã dùng nó để xây các “lò hộp “. Giá một viên gạch Bát Tràng nay lên tới năm, sáu chục ngàn đồng. Chính nhờ thứ gạch này mà năm 1860, làng đã được vua Tự Đức tặng bức hoành phi có bốn đại tự là “Hiếu nghĩa cấp công” hiện đang được treo trang trọng trong toà Đại bái giữa đình làng .
Làng đã độc đáo vì là làng Việt Nam mà lại không có ruộng. Đơn giản vì làng ở ngoài đê, xa xưa chỉ có bãi sông, nhưng khi bãi sông lở mất thì không còn có đất canh tác nữa. Do đó, dân làng chủ yếu sống bằng nghề gốm sứ, buôn bán cau khô, nước mắm. Do đó, để có đất an táng người quá cố, Làng đã phải mượn đất của các làng lân cận. Nghĩa trang của làng hiện nay thuộc địa phận thôn Thuận Tốn xã Đa Tốn huyện Gia Lâm. Làng cũng không đi tảo mộ vào tiết thanh minh như lệ thường mà lại đi tảo mộ vào ngày 6 tháng giêng nhân dịp con cháu về quê đông đủ ăn tết nguyên đán. Do đó mới có chuyện Quán đỏ .
Xưa người làng có một vị đại thần, vì bận việc triều đình, ngay ngày mồng một tết đã đi tảo mộ, vì làng sở tại chưa động thổ nên khi qua dân làng đã trói vị đó lại. Sau này, để chuộc lại lỗi phạm thượng với thượng quan, dân làng làng sở tại đã xây một quán gạch ba gian ở giữa đồng để làm nơi cho dân làng Bát Tràng khi đi tảo mộ có chỗ nghỉ chân. Đặc biệt thứ hai là làng Việt Nam mà lại không không có một cây tre nào làm hàng rào . Đơn giản vì đất chật, người đông, lại sẵn gạch Bát Tràng, nên tường các nhà trong làng đều xây bằng gạch, kể cả tường xây bằng gạch Bát Tràng dựng đứng
Làng còn độc đáo vì trong Làng không có nhà lá. Đơn giản là nghề làm lò , khi lò bầu “lên đậu” tức giai đoạn trót của việc nung lò, lửa dồn lên bầu lò cao nhất, bốc ngùn ngụt , tàn bay tung toé, nếu là nhà lá thì sẽ có hoả hoạn ngay. Đường trong làng cổ (nay là xóm 1, 2), đều là đường gạch, rộng chỉ hai, ba người đi lọt, hai bên là tường cao vút. Vì thế người lạ vào làng thường bị lạc. Làng còn có những ngôi nhà cổ trên tường có nhiều “ô” (Ô là trên tường nhà có những chỗ xây thụt vào thành những khoảng trống để chứa những khuôn của nghề làm gốm sứ). Nhà có càng nhiều ô thì là nhà khá giả vì đã có nhiều khuôn làm đồ gốm sứ độc đáo. Dù trải qua bao dâu bể, làng Bát Tràng hiện còn có được 21 ngôi nhà rường , xây cất trên 100 năm nay hiện thuộc vào diện bảo tồn
Làng Bát Tràng đã nổi tiếng vì nghề gốm sứ ngay từ đầu thế kỉ XV . Trong tác phẩm “Dư địa chí” của mình, Nguyễn Trãi đã ghi rõ sản phẩm của làng đã được chọn làm cống phẩm Trung Quốc. Chưa kể, trong gian trưng bày hàng gốm sứ tại bảo tàng lịch sử nước ta cũng như những bảo tàng lớn trên thế giới đều có trưng bày sản phẩm của Làng.
Làng Bát Tràng đã có nghệ thuật ẩm thực độc đáo . Dân làng ưa dùng canh đậu xanh chưa đãi vỏ, ăn với cà “Cầu Váu” Món khoái khẩu của làng là riêu cua ăn với đậu rán nóng, cá mòi tẩm nghệ nướng, óc chó ghế dấm thanh, bánh chưng ăn với chè kho, đặc biệt là món mực xào măng. Cỗ họ luôn có cơm nắm, cháo nhừ (dừ) để nhớ lại những ngày Tổ tiên 5 họ Vương, Lê, Trần, Phạm, Nguyễn đã từ làng Bồ Bát trấn Thanh Hoa ( nay là làng Thượng Phường, xã Yên Thành, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình ) di cư ra hợp với họ Nguyễn Ninh Tràng ( có khả năng là họ Nguyễn từ Trường ( cũng đọc là Tràng ) Vĩnh Ninh ( trấn Thanh Hoa ) nơi từng sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng ) đã định cư trước thành làng Bát Tràng cổ. Do chữ Bồ Bát và Ninh Tràng ghép lại ). Do đó sau này, khi làng vào Hội, chỉ có họ Nguyễn Ninh Tràng mới được rư ớc bát hương của họ che lọng vàng, vào đình bằng cửa giữa cònTổ tiên các dòng họ khác chỉ đuợc rước bát hương của họ mình che lọng xanh vào đình bằng cửa hai bên . Chưa kể , tả hữu đình làng mỗi khi vào Hội đều trang trọng treo hai bức lụa đỏ trên có ghi hàng chữ vàng “ Bồ di thủ nghệ khai đình vũ, Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần” dịch sát nghĩa là : Xưa từ làng Bồ dời ra vẫn giữ nghề cũ mở mang thêm đình miếu, Nay đốt nén tâm hương thơm ngát hương lan chiêm bái thánh thần” và ông từ của Đình làng hiện nay là Nguyễn Văn Hương chính là hậu duệ của họ Nguyễn Ninh Tràng. Dân làng cổ Bát Tràng đã tổ chức nhiều lần về thăm quê cũ. Đoàn về thăm quê cũ năm 2007 nhân dịp kỉ niệm 700 năm chiến thắng Bô Cô của nhà Hậu Trần còn được gập đoàn khảo cổ quốc tế do 4 Tiến sĩ khảo cổ học Việt - Mỹ - Nhật - Úc lãnh đạo đang khai quật di chỉ nơi cư trú cũ của làng cổ và đã có những phát kiến quan trọng từ 3500 năm trước.
Làng Bát Tràng còn độc đáo vì trong các triều đại phong kiến đã có nhiều người hiển đạt. Tổng cộng Làng đã có 364 người đỗ từ tam trường (tức Tú tài ) trở lên, trong đó có 8 Tiến sĩ (Vương Thời Trung (1589), Trần Thiện Thuật (1684), Nguyễn Đăng Liên (1706), Lê Hoàn Viện (1715), Nguyễn Đăng Cẩm(1718), Lê Hoàn Hạo (1727), Lê Danh Hiển( 1785), Vũ Văn Tuấn (1843) và một Trạng nguyên ( Hà Giáp Hải 1538) nên Văn chỉ của làng đã có nóc , người kém hiểu biết đã gọi lầm là là “Văn từ “ ( ! ), Làng còn có nhiều người được phong tới tước hầu (Thanh trung hầu Trần Trung Thanh ..), tước công (Đôn quận công Lê Ngang, Cơ quận công Nguyễn Thành Trân, Tuấn quận công Nguyễn Tuấn …). Do đó, hiện nay Làng còn lưu truyền bài vè trong có câu “ Làng Bát Tràng là làng văn hiến, Vốn xưa nay nổi tiếng xa gần, Các quan văn vó triều thần, Quận công, Tiến sĩ, Cử nhân ,Tú tài ..”. Cử nhân, Tú tài thời phong kiến không phải là Cử nhân, Tú tài như thời nay. Thi Hương xưa mở ở một vùng. Triều Nguyễn cả nước từ bắc chí nam chỉ có 7 trường thi là các trường thi Hà Nội, Nam Định,,Nghệ An, Thừa Thiên, Bình Định, Gia Định,An Giang.Trừ ân khoa, lệ thường cứ ba năm mới mở một khoa ,luôn luôn mang tính cách thi tuyển , lấy đỗ từ điểm cao xuống thấp, số người trúng tuyển gọi là “giải ngạch”. Mỗi khoa thi có 4 kỳ có tên là kỳ Đệ nhất, kỳ Đệ nhị , Kỳ đệ tam, kỳ Đệ tứ . Người đỗ kỳ đệ nhất được gọi là “ông Nhất” , người đỗ kỳ Đệ nhị được được gọi là “ông Nhì “, người đỗ kỳ Đệ tam thì được gọi là Tú Tài (triều Hậu Lê gọi là Sinh đồ ). Kỳ thứ tư thường là kỳ xép hạng . Số Tú tài luôn gấp ba Cử nhân Chảng hạn ,một khoa thi có 10 ngàn người dự thi thì chỉ lấy đỗ 200 người., Đỗ từ thứ nhất đến 50 thì là Cử nhân (triều Hậu Lê gọi là Hương cống .Đỗ Cử nhân thứ nhất thì gọi là Giải nguyên hay Thủ khoa ) Đỗ từ 51 đến 200 thì là Tú Tài. Đỗ Cử nhân mới được thi Hội , hoặc đuợc bổ dụng ra làm quan, Đã đỗ Tú tài mà khoa sau lại thì nữa thì vẫn phải thi từ kỳ Đệ nhất ..Nêu lại đỗ Tú tài làn nữa thì gọi là “Kép”, Nếu Tú kép lại đỗ Tú tài một lần nữa thĩ gọi là “Mền” . Do lấy đỗ rất ít nên Cử nhân, Tú tài ngày xưa rất có giá trị Nguyễn Du chỉ đỗ Tú tài, Nguyễn Đình Chiểu đỗ Tú tài trường thi Gia Định khi ra Huế định dự thi Hương lần nữa thì được tin mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, Trần Tế Xương thi tám khoa , chỉ có khoa thi thứ tư đỗ Tú Tài .Cụ Nghè cuối cùng của Làng là Cụ Nghè Vũ Văn Tuấn,Tiến sĩ khoa thi năm 1843, từng đi sứ Trung Quốc. Cụ Cử Cử nhân cuối cùng là cụ Cử Trần Lê Nhân, Cử nhân khoa thi năm 1912, thầy day Hán văn của các ông Trần Văn Ngần,Trần Thế Xương…
Làng rất tự hào về vai trò quan trọng của phụ nữ. trong mọi gia đình Đơn giản vì gái làng rất đảm, nổi tiếng chiều chồng nuôi con. Hầu như mọi chuyện lớn nhỏ đều do tay các bà đảm đang cả. Do đó, người đàn ông Bát Tràng nếu không dành thì giờ lo chuyện học hành thì hoàn toàn rảnh rang để hưởng mọi lạc thú ở đời . Do đó, dù là làng thủ công nghiệp ,buôn bán, nhưng làng vẫn có được một Trạng nguyên và 8 Tiến sĩ .
Chưa kể một vị vua triều Nguyễn (Minh Mạng (?) ) sau khi nghe một vị khâm sai tấu trình về nếp sống của đàn ông Bát Tràng đã nói “Ngay đến Trẫm còn phải lo chăm công ngàn việc, còn đàn ông Bát Tràng thì sướng thật.
Do đó ca dao mới có câu : “Sống làm con trai Bát Tràng “ và còn có câu “ Bé thì cơm mẹ cơm cha, nhầng nhầng cơm vợ, già thì cơm con “.
Làng rất tự hào vì người làng đều có họ hàng với nhau cả. Nếu không họ nội thì cũng họ ngoại Thật đúng với tinh thần “ trong họ, ngoài làng” Đơn giản vì gái làng rất đảm , trừ người đi làm ăn xa xa , trai gái trong làng ít chịu lấy người thiên hạ . Do đó, có trường so vai vế bên nội thì là anh, chị em, nhưng nếu so vai vế bên ngoại họ ngoại thì rất có thể lại là cô, dì, chú, bác , cậu ,mợ., và ngược lại. Do đó , tình làng nước vô cùng sâu đậm .và ông già bà cả trong làng khi tiễn con xuất giá luôn căn dặn con ,cháu “ Nếu mày mà thất lễ với họ hàng nhà chồng thì đã thất lễ với chính họ nhà ta đấy”
Làng rất tự hào vì ngoài đền ,chùa , miếu, văn chỉ. Làng đã có ngôi đình làng nguy nga thuộc hạng lớn nhất Việt Nam.
Được đại tu vào năm 1720 nhưng vì thiên tai, địch hoa đã bị sập , nay đã được trùng tu bằng cả tấm lòng của dân làng. Riêng toà Đại bái của làng mới khánh thành 12 năm 2006 đã rộng 28 mét , sâu 16 mét , có những cột gỗ lim cao ngất , lớn đến độ người lớn ôm không xuể. Đình làng đã được phục chế đúng như nguyên mẫu còn lưu giữ tại Viện Bác cổ. Điều thật đáng tự hào , dù kinh phí chưa dự trù đủ, làng vẫn quyết tâm xây dựng. Thiếu tiền, dân làng đã tự nguyện cho mượn .Thậm chí có người đã thế chấp cả nhà mình để vay tiền ngân hàng cho làng mượn. Và khi đáo hạn, người khác trong làng lại thế chấp nhà mình để chuộc nhà cho người cho vay trước. Làng xứng đáng được chọn làm điểm tham quan du lịch của thành phố Hà Nội.
Làng rất tự hào vì còn lưu giữ được nguyên bản 44 đạo sắc phong của các triều Hậu Lê, Nguyễn Quang Trung,Nguyễn Gia Long phong tặng cho 6 vị Thành hoàng của Làng . Bản sắc phong xưa nhất thuộc niên hiệu năm Cảnh Hưng thứ 28 triều Hậu Lê ( 1767 ) và bản sắc phong cuối cùng thuộc niên hiệu Khải Định ( 1924)
Do đó, dù sống ở đậu, làm bất cứ nghề gì, dân làng vẫn không quên ngày giô Tổ của Họ, nhất là ngày Hội làng hàng năm tổ chức vào ngày 14 đến 15 tháng hai âm lịch hàng năm.
Thuận Đức
1/5//2008
Gia Thanh (Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*