THĂM LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
Update: 19.02.2014
Update: 19.02.2014
Battrang 360* - Bát Tràng là một Làng nghề, Làng Khoa Bảng của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, một ngôi làng nhỏ nổi danh. Bát Tràng được vinh dự đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Chính Phủ Việt Nam và nhiều nguyên thủ nước ngoài. Dưới đây là câu chuyện kể về chuyến thăm làng gốm Bát Tràng của Chủ tịch Hồ Chí Minhđúng 55 năm về trước:
Sáng ngày 20-2-1959, nhân dân xã Quang Minh vô cùng phấn khởi được đón Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng. Rất đông dân làng nô nức đón Người, vô cùng sung sướng được ngắm dung nhan Bác và đi theo Người đến thăm các nơi.
Thời gian đó HTX Minh Châu là mô hình sản xuất gốm sứ tiến bộ nhất của làng Bát Tràng, có nội dung và hình thức gần giống như một công ty cổ phần ngày nay. HTX sản xuất Minh Châu chỉ được thông báo vào hôm trước là sẽ có lãnh đạo của TW về thăm. Sáng hôm sau Bác đã về. Tất cả các xã viên đều sản xuất bình thường.
Bác đi qua khu bể lọc đất rồi vào khu sản xuất đứng xem anh Vũ Văn Vinh (hiện nay ông đã 63 tuổi) in bát. Vì cảm động quá và còn ít tuổi nên anh Vinh in ra một bát còn hơi méo rồi đặt lên bàn sản phẩm.
Bác hỏi:
- Khi nung chín ra, bát có méo không ?
- Thưa Bác, bát cũng méo ạ!
- Thế thì phải làm lại!
Bác quay sang chỗ anh Trần Văn Tửu đang tiện bát (một công đoạn sản xuất sau khi in bát và để khô) hỏi:
- Mỗi ngày cháu tiện được bao nhiêu cái bát?
Anh Tửu hồi hộp quá nên không trả lời được. Một anh cán bộ huyện trả lời thay :
- Thưa Bác , được 300 cái ạ!
Cuối cùng, Bác bá vai anh Phùng Ngọc Oanh là chủ nhiệm HTX Minh Châu, căn dặn:
- Các cháu cố gắng sản xuất hàng hóa sao cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân!
Sau đó, Bác rẽ xuống thăm nhà ông Lang Xương làm nghề Đông dược. Bác thấy trong nhà có mâm cơm, mở lồng bàn ra xem. Bác thấy cơm trắng, đậu rán, rau muống luộc, cà muối. Bác khen nhà có cơm ngon. Rồi Bác ngồi xuống phản gỗ, nói chuyện với ông lang :
- Chú có đắt hàng không?
- Thưa Bác, không được đắt lắm ạ !
Bác nói:
- Thế thì tốt, hàng thuốc mà đắt thì dân có nhiều người bệnh.
Trước khi rời làng Bát Tràng, Bác Hồ căn dặn:
- Bát Tràng là một làng nghề phát triển. Các cô chú phải xây dựng đường sá rộng rãi để xe chở nguyên liệu về làng và chở hàng hóa đi, làng phải có giao thông thuận lợi. “Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một làng kiểu mẫu của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”.
Bác đi qua khu bể lọc đất rồi vào khu sản xuất đứng xem anh Vũ Văn Vinh (hiện nay ông đã 63 tuổi) in bát. Vì cảm động quá và còn ít tuổi nên anh Vinh in ra một bát còn hơi méo rồi đặt lên bàn sản phẩm.
Bác hỏi:
- Khi nung chín ra, bát có méo không ?
- Thưa Bác, bát cũng méo ạ!
- Thế thì phải làm lại!
Bác quay sang chỗ anh Trần Văn Tửu đang tiện bát (một công đoạn sản xuất sau khi in bát và để khô) hỏi:
- Mỗi ngày cháu tiện được bao nhiêu cái bát?
Anh Tửu hồi hộp quá nên không trả lời được. Một anh cán bộ huyện trả lời thay :
- Thưa Bác , được 300 cái ạ!
Cuối cùng, Bác bá vai anh Phùng Ngọc Oanh là chủ nhiệm HTX Minh Châu, căn dặn:
- Các cháu cố gắng sản xuất hàng hóa sao cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân!
Sau đó, Bác rẽ xuống thăm nhà ông Lang Xương làm nghề Đông dược. Bác thấy trong nhà có mâm cơm, mở lồng bàn ra xem. Bác thấy cơm trắng, đậu rán, rau muống luộc, cà muối. Bác khen nhà có cơm ngon. Rồi Bác ngồi xuống phản gỗ, nói chuyện với ông lang :
- Chú có đắt hàng không?
- Thưa Bác, không được đắt lắm ạ !
Bác nói:
- Thế thì tốt, hàng thuốc mà đắt thì dân có nhiều người bệnh.
Trước khi rời làng Bát Tràng, Bác Hồ căn dặn:
- Bát Tràng là một làng nghề phát triển. Các cô chú phải xây dựng đường sá rộng rãi để xe chở nguyên liệu về làng và chở hàng hóa đi, làng phải có giao thông thuận lợi. “Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một làng kiểu mẫu của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét