Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Đến Bát Tràng, thử làm nghệ nhân gốm

Đến Bát Tràng, thử làm nghệ nhân gốm
Update: 25.05.2011



Blog Battrang 360* - Về Bát Tràng, Đoàn nhà báo các tỉnh phía Bắc chúng tôi mỗi người một cách tỏa vào các nẻo đường gốm sứ. Đến đây, du khách không chỉ chiêm ngưỡng, mua sắm những sản phẩm bằng gốm sứ mà còn tự tay sáng tạo cho mình những sản phẩm từ sân chơi gốm…

Tới Bát Tràng, gốm từ đầu làng, gốm ở khắp các đường thôn, xóm. Gốm lấp lánh trong những cửa hàng gốm sứ công nghệ cao; thô mộc, giản dị trong những giá để tranh; gốm mộc trong những gam màu đất. Gốm vỡ, gốm hỏng, những mảnh gốm được vun thành bãi được phân loại tách rời với các rác thải sinh hoạt khác. Nhìn đâu cũng thấy gốm, cũng bởi gốm đã trở thành hồn cốt của người dân Bát Tràng. Gốm gắn với đời sống, lao động, sinh hoạt thường ngày.
Bát Tràng là xã có nghề gốm truyền thống từ lâu đời, ở đây có khá nhiều dịch vụ khác nhau. Sân chơi gốm mới chỉ xuất hiện khoảng gần hai năm nay nhưng đáp ứng nhu cầu tò mò muốn trải nghiệm thợ làm gốm và sáng tạo của du khách khi đến với Bát Tràng.

Dọc quanh các cơ sở kinh doanh dịch vụ sân chơi, chỗ nào cũng thu hút đông khách, nhất là các lứa tuổi học sinh, sinh viên. Chỉ hơn chục cái bàn xoay, vài cái bàn với bút màu, mực vẽ… không khí ở đây luôn rộn ràng với những tiếng lẹt bẹt vỗ đất, xè xè của bàn tay quay cùng với những tiếng cười thú vị thu hút sự chú ý của những người đặt chân đến Bát Tràng.

Lần đầu được làm “nghệ nhân”, nhiều bạn trẻ nhem nhuốc đất, màu trông thật ngộ. Cầm trên tay sản phẩm do mình làm ra, Lê Thanh Hoa - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, không giấu nổi niềm vui: “Bọn em chơi cả ngày rồi mà không chán chị à, cảm giác được thử làm nghệ nhân làng gốm thú vị lắm, những hôm rỗi bọn em lại rủ nhau đi Bát Tràng để được vuốt - nặn - vẽ”.

Bỏ ra 10 nghìn đồng, bạn sẽ nhận một bàn xoay, một xô nước, một phần đất đã nhào sẵn và có thể sử dụng cả ngày sáng tạo ra những “tác phẩm” gốm theo cách của mình. Bên cạnh bạn sẽ có người hướng dẫn và phụ giúp chỉnh sữa các sản phẩm. Nặn xong, sản phẩm của khách hàng sẽ được đem sấy khô, sấy xong bạn thỏa sức phóng bút vẽ theo ý mình. Chỉ phải trả thêm 25 nghìn đồng cộng với 10 nghìn vuốt, nặn, vẽ  bạn đã có sản phẩm mang về sử dụng được.

Anh Phong - Chủ cơ sở sân chơi gốm, cho biết: “Thu nhập từ dịch vụ này trung bình 200 nghìn đồng/ngày, nhưng vui lắm. Bát Tràng cách Hà Nội 12 km nên vào dịp ngày nghỉ du khách trong và ngoài nước đến Bát Tràng rất đông, sân chơi gốm thu hút nhiều người quan tâm. Có bạn chơi cả ngày, quần áo nhem nhuốc đất như vừa mới đi cày ruộng về nhưng chẳng có sản phẩm nào. Nhưng nhiều bạn chỉ ngồi một lúc thôi đã làm ra được vài sản phẩm rất đẹp và độc. Nhiều đôi yêu nhau, họ cùng sáng tạo chung một sản phẩm làm kỷ niệm.”

Đến với sân chơi gốm, du khách được đắm mình, thăng hoa trong những động tác điêu luyện. Sẽ là những kỷ niệm khó quên đối với những người được thử làm nghệ nhân làng gốm.

Nguồn: Báo Nghệ An
Posted by Gia Thanh


Blog Battrang 360*

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Thêm một hình ảnh quý về làng gốm Bát Tràng

Thêm một hình ảnh quý về làng gốm Bát Tràng
Update: 24.05.2011

Blog Battrang 360* – Tình cờ tìm được bức ảnh quý ghi lại hình ảnh Đình làng Bát Tràng vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, một bức ảnh cổ nhất và hiếm hoi nhất lưu lại hình ảnh về làng gốm Bát Tràng. Xin post lên đây để chia sẻ cùng các bạn. Xin cảm ơn tác giả bức ảnh, xin cảm ơn người đã đưa bức ảnh này lên mạng. Đây quả là tư liệu rất quý đối với làng gốm Bát Tràng chúng tôi.

Cổng Đình làng Bát Tràng cuối thế kỷ XIX (Chú thích trên bức ảnh “Le village de Bat Tràng” – Một bức ảnh do một bác sỹ người Pháp sống vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chụp lại. Bức ảnh này cũng nằm trong số những bức ảnh nổi tiếng khác chụp phong cảnh, cuộc sống và con người Việt Nam thời kỳ bấy giờ. “TONKIN” có nghĩa là “Bắc Kỳ”:




Cổng Đình làng Bát Tràng hiện nay:


Gia Thanh (sưu tầm)

Blog Battrang 360*


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Le village de Bat Tràng, entre tradition et modernité



L'exposition "Le métier de poterie de Bat Tràng - Tradition et modernité".

Le village de Bat Tràng, entre tradition et modernité
Update: 22.05.2011

Blog Battrang 360* : "Cette manifestation, organisée en l'honneur du Millénaire de la capitale, est une activité importante tant sur le plan économique que socioculturel", a affirmé Nguyên Huy Tuong, vice-président du Comité populaire de Hanoi.

L'exposition se poursuit jusqu'à samedi et a pour but de présenter aux amoureux, ou plus simplement aux amateurs, des produits orgininaux en porcelaine, mais aussi l'histoire, le processus de naissance et du développement du village de céramique Bat Tràng du 14e sicècle à nos jours. 


Elle contribue, et cela va de soi, à mettre en avant le travail des artisans de Bat Tràng et louer leur imagination comme leur talent, eux qui créent des oeuvres ingénieuses, originales, à léguer aux jeunes générations. C'est aussi une excellente occasion pour présenter aux visiteurs étrangers le métier de céramique, un artisanat traditionnel de la capitale millénaire.

Cette exposition montre des résultats enregistrés dans le processus de préservation et de développement du village. Elle réaffirme de nouveau les potentiels, les valeurs, la position de la production céramique, et plus généralement des autres métiers artisanaux de Hanoi. Position qui ouvre de nouvelles pespectives pour l'essor de Bat Tràng, lancé sur la voie de l'intégration à l'international. En effet, les céramiques de Bat tràng se vendent bien, que ce soit dans le pays ou à l'étranger.

Cette manifestation nourrit un autre objectif: faire prendre davantage conscience aux acteurs du développement des métiers traditionnels de la nécessité de faire attention à l'environnement, ce au service du développement durable du tourisme local.

Autre attrait: les visiteurs peuvent assister aux échanges et aux exposés sur les produits en céramique à travers les différentes périodes de l'histoire du village, comprendre la processus détaillé de conception et de fabrication d'un article de céramique.

Un colloque sur les valeurs historiques et culturelles des céramiques de Bat Tràng, un concours visant à récompenser les artisans les plus habiles du village et plusieurs expositions d'objets en porcelaine seront organisés en marge de l'exposition./.



Posted by Gia Thanh

Blog Battrang 360*

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Một làng nghề tinh hoa gốm sứ


Một làng nghề tinh hoa gốm sứ
Update: 21.05.2011

Blog Battrang 360*  - Mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, một triển lãm đặc biệt ý nghĩa của những người thợ tài hoa làng gốm Bát Tràng có chủ đề "Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại" diễn ra từ 5-9.10 tại làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã thu hút đông đảo du khách tham quan.

 Chữ tâm trong lòng người thợ

Ấp ủ ý định trong suốt thời gian dài, nhưng phải đến đầu năm 2010, ông Phạm Xuân Hòa - một thợ gốm cao niên làng Bát Tràng và con trai là anh Phạm Xuân Vũ mới bắt tay vào chế tác và nung luyện tác phẩm. Đó là 1.350 chữ Hán trong bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được làm bằng gốm sứ có màu men xanh nước biển. Trước đó, gia đình ông cũng đã cung tiến vào đền Đô (Bắc Ninh) tác phẩm “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ cũng được làm bằng gốm sứ viết dưới dạng chữ Hán, cao 4,5m, dài 10m với tổng số 214 chữ.

Trao đổi với chúng tôi bên tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, ông Hòa cho biết: “Hiện nay tác phẩm đã hoàn thành được 80% khối lượng công việc. Nhân triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại”, tôi chỉ mang 200 chữ ra dự và phấn đấu sẽ hoàn thành toàn bộ tác phẩm trong 2 tháng nữa”. Được biết, toàn bộ chữ Hán trong bài “Bình Ngô đại cáo” do hương nam Trần Đức Cảnh - người mà ông Hòa gọi bằng thầy - kính bút. Ông Cảnh là người rất giỏi chữ Hán, học trò của ông có cả những tiến sĩ, kỹ sư theo học.

Theo ông Hòa thì mỗi chữ cao 18,5cm, rộng 16,5cm. Khi hoàn thành, gắn trên tường, nếu đứng xa 20m du khách vẫn có thể đọc rõ. Ông Hòa tâm sự: “Tôi sinh ra tại làng Bát Tràng - cái nôi của nghề làm gốm có tiếng đất kinh kỳ. Gia đình tôi có nghề làm gốm lâu đời. Khi còn nhỏ tôi theo nghề cha ông để lại, lớn lên vào bộ đội, sau chuyển làm giáo viên dạy nghề sứ Bát Tràng và cả cuộc đời tôi theo nghề như được định trước. Khi mới bắt tay vào làm gốm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là để mưu sinh, nhưng càng làm nghề, tôi càng thấy được nét tinh hoa trong cách tạo hình gốm, nên "ngấm nghề" lúc nào không hay”.

Được biết, mỗi ngày hai bố con ông Hòa chỉ làm được 10 chữ. Trong đó ông Hòa thực hiện phần khó nhất là khắc chữ do thầy Cảnh viết, con trai ông thực hiện việc làm men và vào lò. “Tôi muốn lưu lại tác phẩm này bằng gốm sứ, nhằm mục đích nhắc nhở con cháu mai sau được biết và chiêm ngưỡng áng thiên cổ hùng văn sáng mãi muôn đời” – ông Hòa cho biết thêm.

Tôn vinh những bàn tay tài hoa

Ông Đào Xuân Hùng - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng - cho biết: Trong thời gian qua, nhân dân Bát Tràng đã phát động nhiều phong trào thi đua hướng về đại lễ và dâng lên đại lễ các tác phẩm nghệ thuật độc đáo: Đôi rồng thời Lý dài 30m, cao 8,2m được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam; linh vật thần Kim Quy dài 3,3m, cao 1,36m, nặng 4 tấn...

Dạo quanh các gian hàng trưng bày tại triển lãm, du khách như bị hút hồn bởi các sản phẩm gốm men ngọc, men hoa lan, men rạn của Bát Tràng rất đặc biệt, không lẫn với gốm xứ Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh... Để có được làng nghề sức sống như hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái nhạy bén, tinh tế còn tiềm ẩn tình yêu da diết với nghề gốm quê hương.

Tại triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại” có nhiều hoạt động ý nghĩa như lễ rước tổ nghề tại đình Bát Tràng; tiếp đến là trưng bày gốm theo các chủ đề, như “Huyền thoại gốm” giới thiệu những chiếu đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng, nghề làm gốm từ thời Cảnh Hưng... các dòng gốm qua các thời kỳ, các dòng men, các lò để nung sản phẩm, các sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân, mỹ nghệ. Chủ đề “Hoa của đất” nhằm tôn vinh các nghệ nhân, các điển hình trong việc giữ gìn nghề truyền thống và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp nổi tiếng. Dịp này cũng sẽ có cuộc hội thảo “Giá trị lịch sử, văn hóa của gốm sứ Bát Tràng” nhân chủ đề “Hội nhập”. Vào ngày cuối cùng (9.10), chủ đề “Lan tỏa” được tổ chức tại đình Bát Tràng, khu trung tâm chợ gốm Bát Tràng và khu Bảo tàng Gốm sứ Bát Tràng.

Viết Tôn
Posted by Gia Thanh

Blog Battrang 360*
http://battrangvn.blogspot.com

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*