Một làng nghề tinh hoa gốm sứ
Update: 21.05.2011
Blog Battrang 360* - Mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, một triển lãm đặc biệt ý nghĩa của những người thợ tài hoa làng gốm Bát Tràng có chủ đề "Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại" diễn ra từ 5-9.10 tại làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã thu hút đông đảo du khách tham quan.
Chữ tâm trong lòng người thợ
Ấp ủ ý định trong suốt thời gian dài, nhưng phải đến đầu năm 2010, ông Phạm Xuân Hòa - một thợ gốm cao niên làng Bát Tràng và con trai là anh Phạm Xuân Vũ mới bắt tay vào chế tác và nung luyện tác phẩm. Đó là 1.350 chữ Hán trong bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được làm bằng gốm sứ có màu men xanh nước biển. Trước đó, gia đình ông cũng đã cung tiến vào đền Đô (Bắc Ninh) tác phẩm “Chiếu dời đô” của Vua Lý Thái Tổ cũng được làm bằng gốm sứ viết dưới dạng chữ Hán, cao 4,5m, dài 10m với tổng số 214 chữ.
Trao đổi với chúng tôi bên tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, ông Hòa cho biết: “Hiện nay tác phẩm đã hoàn thành được 80% khối lượng công việc. Nhân triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại”, tôi chỉ mang 200 chữ ra dự và phấn đấu sẽ hoàn thành toàn bộ tác phẩm trong 2 tháng nữa”. Được biết, toàn bộ chữ Hán trong bài “Bình Ngô đại cáo” do hương nam Trần Đức Cảnh - người mà ông Hòa gọi bằng thầy - kính bút. Ông Cảnh là người rất giỏi chữ Hán, học trò của ông có cả những tiến sĩ, kỹ sư theo học.
Theo ông Hòa thì mỗi chữ cao 18,5cm, rộng 16,5cm. Khi hoàn thành, gắn trên tường, nếu đứng xa 20m du khách vẫn có thể đọc rõ. Ông Hòa tâm sự: “Tôi sinh ra tại làng Bát Tràng - cái nôi của nghề làm gốm có tiếng đất kinh kỳ. Gia đình tôi có nghề làm gốm lâu đời. Khi còn nhỏ tôi theo nghề cha ông để lại, lớn lên vào bộ đội, sau chuyển làm giáo viên dạy nghề sứ Bát Tràng và cả cuộc đời tôi theo nghề như được định trước. Khi mới bắt tay vào làm gốm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là để mưu sinh, nhưng càng làm nghề, tôi càng thấy được nét tinh hoa trong cách tạo hình gốm, nên "ngấm nghề" lúc nào không hay”.
Được biết, mỗi ngày hai bố con ông Hòa chỉ làm được 10 chữ. Trong đó ông Hòa thực hiện phần khó nhất là khắc chữ do thầy Cảnh viết, con trai ông thực hiện việc làm men và vào lò. “Tôi muốn lưu lại tác phẩm này bằng gốm sứ, nhằm mục đích nhắc nhở con cháu mai sau được biết và chiêm ngưỡng áng thiên cổ hùng văn sáng mãi muôn đời” – ông Hòa cho biết thêm.
Tôn vinh những bàn tay tài hoa
Ông Đào Xuân Hùng - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng - cho biết: Trong thời gian qua, nhân dân Bát Tràng đã phát động nhiều phong trào thi đua hướng về đại lễ và dâng lên đại lễ các tác phẩm nghệ thuật độc đáo: Đôi rồng thời Lý dài 30m, cao 8,2m được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam; linh vật thần Kim Quy dài 3,3m, cao 1,36m, nặng 4 tấn...
Dạo quanh các gian hàng trưng bày tại triển lãm, du khách như bị hút hồn bởi các sản phẩm gốm men ngọc, men hoa lan, men rạn của Bát Tràng rất đặc biệt, không lẫn với gốm xứ Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh... Để có được làng nghề sức sống như hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái nhạy bén, tinh tế còn tiềm ẩn tình yêu da diết với nghề gốm quê hương.
Tại triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại” có nhiều hoạt động ý nghĩa như lễ rước tổ nghề tại đình Bát Tràng; tiếp đến là trưng bày gốm theo các chủ đề, như “Huyền thoại gốm” giới thiệu những chiếu đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng, nghề làm gốm từ thời Cảnh Hưng... các dòng gốm qua các thời kỳ, các dòng men, các lò để nung sản phẩm, các sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân, mỹ nghệ. Chủ đề “Hoa của đất” nhằm tôn vinh các nghệ nhân, các điển hình trong việc giữ gìn nghề truyền thống và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp nổi tiếng. Dịp này cũng sẽ có cuộc hội thảo “Giá trị lịch sử, văn hóa của gốm sứ Bát Tràng” nhân chủ đề “Hội nhập”. Vào ngày cuối cùng (9.10), chủ đề “Lan tỏa” được tổ chức tại đình Bát Tràng, khu trung tâm chợ gốm Bát Tràng và khu Bảo tàng Gốm sứ Bát Tràng.
Theo ông Hòa thì mỗi chữ cao 18,5cm, rộng 16,5cm. Khi hoàn thành, gắn trên tường, nếu đứng xa 20m du khách vẫn có thể đọc rõ. Ông Hòa tâm sự: “Tôi sinh ra tại làng Bát Tràng - cái nôi của nghề làm gốm có tiếng đất kinh kỳ. Gia đình tôi có nghề làm gốm lâu đời. Khi còn nhỏ tôi theo nghề cha ông để lại, lớn lên vào bộ đội, sau chuyển làm giáo viên dạy nghề sứ Bát Tràng và cả cuộc đời tôi theo nghề như được định trước. Khi mới bắt tay vào làm gốm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là để mưu sinh, nhưng càng làm nghề, tôi càng thấy được nét tinh hoa trong cách tạo hình gốm, nên "ngấm nghề" lúc nào không hay”.
Được biết, mỗi ngày hai bố con ông Hòa chỉ làm được 10 chữ. Trong đó ông Hòa thực hiện phần khó nhất là khắc chữ do thầy Cảnh viết, con trai ông thực hiện việc làm men và vào lò. “Tôi muốn lưu lại tác phẩm này bằng gốm sứ, nhằm mục đích nhắc nhở con cháu mai sau được biết và chiêm ngưỡng áng thiên cổ hùng văn sáng mãi muôn đời” – ông Hòa cho biết thêm.
Tôn vinh những bàn tay tài hoa
Ông Đào Xuân Hùng - Chủ tịch UBND xã Bát Tràng - cho biết: Trong thời gian qua, nhân dân Bát Tràng đã phát động nhiều phong trào thi đua hướng về đại lễ và dâng lên đại lễ các tác phẩm nghệ thuật độc đáo: Đôi rồng thời Lý dài 30m, cao 8,2m được ghi vào kỷ lục Guinness Việt Nam; linh vật thần Kim Quy dài 3,3m, cao 1,36m, nặng 4 tấn...
Dạo quanh các gian hàng trưng bày tại triển lãm, du khách như bị hút hồn bởi các sản phẩm gốm men ngọc, men hoa lan, men rạn của Bát Tràng rất đặc biệt, không lẫn với gốm xứ Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh... Để có được làng nghề sức sống như hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái nhạy bén, tinh tế còn tiềm ẩn tình yêu da diết với nghề gốm quê hương.
Tại triển lãm “Nghề gốm Bát Tràng cổ truyền và hiện đại” có nhiều hoạt động ý nghĩa như lễ rước tổ nghề tại đình Bát Tràng; tiếp đến là trưng bày gốm theo các chủ đề, như “Huyền thoại gốm” giới thiệu những chiếu đỉnh bằng gốm tráng men trang trí đắp nổi rồng, nghề làm gốm từ thời Cảnh Hưng... các dòng gốm qua các thời kỳ, các dòng men, các lò để nung sản phẩm, các sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân, mỹ nghệ. Chủ đề “Hoa của đất” nhằm tôn vinh các nghệ nhân, các điển hình trong việc giữ gìn nghề truyền thống và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp nổi tiếng. Dịp này cũng sẽ có cuộc hội thảo “Giá trị lịch sử, văn hóa của gốm sứ Bát Tràng” nhân chủ đề “Hội nhập”. Vào ngày cuối cùng (9.10), chủ đề “Lan tỏa” được tổ chức tại đình Bát Tràng, khu trung tâm chợ gốm Bát Tràng và khu Bảo tàng Gốm sứ Bát Tràng.
Viết Tôn
Posted by Gia Thanh
Blog Battrang 360*
http://battrangvn.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét