Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Sáng tạo và xả stress cùng gốm tại Sân chơi gốm Bát Tràng - www.BattrangOnline.com

Vuốt nặn vẽ tại Sân chơi gốm - Dịch vụ hút khách mỗi kỳ nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ lễ.

Sáng tạo và xả stress cùng với gốm
Update: 29.04.2014

Battrang 360* - Tại Bát Tràng, một loại hình dịch vụ khác dành cho những người ưa cảm giác mạnh hoặc đang bị stress, đó là được thỏa thích đập những sản phẩm gốm bị lỗi xếp đống trong giỏ lớn với giá 1.500 đồng /1 sản phẩm.
Bạn chắc cũng không ít lần lân la và chọn cho mình hay cho người thân một món đồ xinh xinh. Nhưng đã bao giờ bạn từng tự tay mình nặn và vẽ trên gốm rồi hồi hộp mấy ngày chờ mẻ gốm ra lò hay chưa?
Làng gốm Bát Tràng những ngày giáp tết đông đúc, nhộn nhịp hơn hẳn, nhất là vào những dịp cuối tuần. Bởi sự có mặt rất đông các bạn sinh viên đến từ Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ…và cả những bạn trẻ từ nước ngoài.
Chưa bao giờ loại hình dịch vụ tự nặn gốm và vẽ lên xương gốm lại nở rộ như hiện nay tại làng gốm Bát Tràng. Cách đây chưa đầy một năm những dịch vụ như thế này chỉ lẻ tẻ ở vài xưởng. Nhưng hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy dịch vụ này ở bất kì xưởng gốm nào khi đến Bát Tràng.
Những đồ vật các bạn sinh viên nặn thường đơn giản như chiếc cốc nhỏ, chiếc đĩa hay chiếc bát ăn cơm. Đất sét trên bàn xoay sơ suất một chút là bị méo mó, biến dạng, vỡ hình và bị bắn ra xung quanh đến vài mét. Trì trật hết lần này đến lần khác may ra mới nặn được sản phẩm có hình thù như ý tưởng.
Nhóm bốn người của bạn Nam đến từ Đại học Công nghiệp Thái Nguyên vật lộn với chiếc bàn xoay và đống đất sét be bét nhưng luôn rộ lên những tràng cười vui nhộn. Có vẻ tập trung cao độ và đôi bàn tay cố gắng khéo léo theo đường nặn nhưng gần hết buổi chiều Nam vẫn chưa thể tạo ra cho mình chiếc gạt tàn thuốc lá như dự định.
Khuôn mặt thật nghộ nghĩnh, hai bàn tay lem luốc đất dính chặt, Nam cười: “Có cảm giác như trở lại thời trẻ con nghịch bùnnghịch đất, không thấy chán chút nào”.
Góc Chợ Gốm Bát Tràng, nhóm sinh viên đến từ Hà Nội có vẻ như ai cũng tìm thấy niềm vui cho mình từ việc nặn gốm. Phương Thanh, sinh viên Học viện BC&TT hài lòng vì vừa hoàn thành sản phẩm của mình, bạn rạng rỡ chia sẻ: “Mình nghĩ rằng, bạn trai của mình sẽ rất xúc động nếu nhận được chiếc cốc này vào sinh nhật sắp tới”.
Giá dịch vụ khá mềm. Có nơi 10 ngàn đồng/1 sản phẩm nặn được, hay 10 ngàn đồng/ 1 buổi có khi tính 10 ngàn đồng/1 tiếng. Họ cũng sẽ nung sản phẩm cho bạn vài ngày sau bạn đến lấy về để ngắm nghía.
Bên cạnh dịch vụ nặn gốm, bạn cũng có thể tự tay vẽ lên xương gốm những họa tiết mà mình yêu thích. Xương gốm được hiểu là những đồ vật bằng gốm dưới dạng nhiều hình thù được nung sơ một lần và có màu trắng tinh.
Xương gốm được bày bán rất đa dạng, từ những vật đơn giản như (cốc, bát, đĩa, quả bóng tròn…) đến những vật phức tạp hơn (con vật hoạt hình ngộ nghĩnh; cô bé, cậu bé, phong cảnh…).
Tùy vào mức độ phức tạp và to nhỏ của xương gốm mà giá bán cũng khác nhau, dao động từ 5.000 đến 30.000 đồng/1 xương gốm. Những bát màu nhỏ xíu được pha sẵn bày la liệt trên bàn kèm theo những chiếc bút vẽ đủ kích cỡ. Người vẽ được tự do phối màu hay pha loãng màu theo ý thích.
Xương gốm rất hút màu nên phải vẽ nhanh và chính xác. Cũng cần phải quen với màu vì màu men sau khi nung sẽ không giống như màu men sống dùng để vẽ. Ví dụ: màu hồng sau khi nung thành màu đỏ tươi; màu xanh xám thành màu lam.
Tuy nhiên, điều quan trọng không phải ở chỗ giá dịch vụ dễ chịu mà quan trọng hơn là bạn được tự tay vẽ. Nếu bạn có một chút hoa tay thì cứ vẽ đi, một cái lá, một bông hoa, một con giống ngộ nghĩnh với những sắc màu yêu thích.
Với sinh viên chuyên ngành mỹ thuật đến đây để được thử tài vẽ trên những sản phẩm gốm Bát Tràng nổi tiếng, môi trường đặc biệt cất cánh cho những sáng tạo.
Kiều Trang, sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Một ngày ở Bát Tràng, tự tay vẽ vời những gì mình nghĩ, khi trở về Hà Nội cho một tuần học tập mới phấn chấn hơn. Khi nào buồn mình thường đón xe buýt đến đây để giải trí”.
Đặc biệt, những người bạn nước ngoài đến với loại hình dịch vụ này với một cảm giác thú vị và vô cùng thích thú. Họ đến với tinh thần ham học hỏi, để hiểu thêm về nét độc đáo của văn hoá Việt Nam.
Một loại hình dịch vụ khác dành cho những người ưa cảm giác mạnh hoặc đang bị stress, đó là được thỏa thích đập những sản phẩm gốm bị lỗi xếp đống trong giỏ lớn với giá 1.500 đồng /1 sản phẩm.
Công việc nặn gốm không đơn giản chút nào nhưng cực kì thú vị. Với một cục đất sét đã qua xử lý, chậu nước lã, chiếc bàn quay gắn mô tơ điện và một chiếc ghế để ngồi là bạn có thể thử sức mình trở thành nghệ nhân Bát Tràng.
Trước tiên, bạn dùng tay nặn sẵn một dải đất sét và khéo léo đặt nó vào vòng quay bàn xoay. Chân quay bàn xoay đồng thời tay vuốt đất, vuốt chủ yếu bằng hai ngón tay phải. Tay sẽ vuốt đất theo hình dáng của vật định nặn.
Lê Thơm (báo Tiền Phong)

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Đổi lộ trình xe bus 47 Long Biên - Bát Tràng từ ngày 01.05.2014 --- www.Battrang360.vn

Tuyến xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng --- Tuyến xe bus theo lộ trình cũ Long Biên - Bát Tràng và ngược lại.




Xe bus 47 Long Biên – Bát Tràng
Update: 29.04.2014

Battrang 360* - Quý khách đi tham quan du lịch làng gốm Bát Tràng và mua sắm tại Chợ Gốm Bát Tràng bằng xe bus chú ý. Kể từ ngày 01.05.2014, tuyến xe bus 47 Long Biên - Bát Tràng cũ sẽ chia thành 02 nhánh:

Lộ trình:
- Lượt đi: Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Đường Long Biên Xuân Quan - Chợ Gốm Bát Tràng.
- Lượt về: Chợ Gốm Bát Tràng – Đường Long Biên Xuân Quan – Cầu Chương Dương – Trần Nhật Duật – Yên Phụ – Long Biên.

Lộ trình:  
Lượt đi: Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Đường Long Biên Xuân Quan – Kim Lan
Lượt về: Kim Lan – Đường Long Biên Xuân Quan – Cầu Chương Dương – Trần Nhật Duật – Yên Phụ – Long Biên.
(Lưu ý: Tuyến xe bus 47B sẽ không rẽ vào làng Bát Tràng mà chỉ dừng trả khách tại cống Xuân Quan – cách Chợ Gốm Bát Tràng 1.5km)

+ Giá vé: 7,000VNĐ/lượt

+ Tần suất hoạt động:
- Ngày thường: 64 chuyến, 20 phút/chuyến
- Chủ nhật: 57 chuyến.

+ Thời gian hoạt động hàng ngày: 05h00 – 20h20

Biển báo tại điểm dừng đỗ đã bổ sung thêm tuyến xe bus theo lộ trình mới


Thời gian biểu cho 2 tuyến xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng và xe bus 47B Long Biên - Kim Lan.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Bát Tràng - Nơi thời gian đọng lại --- www.battrangvietnam.info



Ảnh: Cong cong mái Đình làng gốm Bát Tràng soi bóng nước sông Nhị Hà

Bát Tràng - Nơi thời gian đọng lại
Update: 28.04.2014

Battrang 360* - Có nhiều lúc, chìm đắm trong cái ngột ngạt cuộc sống thành thị, ta khao khát một khoảng không gian thoáng đãng, thèm lắm một chút dư vị làng quê, hay bỗng dưng nhớ đến những giá trị cổ truyền của dân tộc... Tôi đã tìm đến với Bát Tràng để thoả mãn lẽ đó, để được tự do bay bổng những cảm nhận của mình về ngôi làng nhỏ ven sông Hồng vào một chiều cuối thu.

Mùa thu ven đê sông Hồng có cái dư vị là lạ, là mùi của cỏ dại, của phù sa, hay của miền ký ức ngàn xưa thoảng theo làn gió bay về... Làng gốm Bát Tràng nằm yên ả, thanh bình bên con sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Suốt hơn 500 năm qua, có một làng quê giàu nhỏ bé như thế đó, nhưng giàu truyền thống văn hoá, đã gắn liền với lịch sử của dân tộc, vang danh khắp bốn bề. Ngày hôm nay, bức tranh làng quê ngày xưa cùng những dấu ấn thời gian đã qua, vẫn còn chìm đắm đâu đó, hoà lẫn giữa vẻ hiện đại, xa hoa của đô thị. 

Ai đó đã khéo lưu giữ lại câu ca dao từ ngàn đời xưa: 

Ước gì anh lấy được nàng 

Ðể anh mua gạch Bát Tràng về xây 

Xây dọc rồi lại xây ngang 

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.


.............................................

Xem đầy đủ bài viết tại:

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Sắc phong Vua ban cho làng gốm Bát Tràng - Battrang360.vn

Sắc phong Vua ban cho làng Bát Tràng
Update: 25.04.2014

Battrang 360* - Trải qua các triều đại Phong kiến Việt Nam, hiện tại làng Bát Tràng còn lưu giữ 44 đạo sắc phong phong Thần cho các vị Thành Hoàng làng Bát Tràng, khởi đầu là sắc phong thời Lê Trung Hưng và sắc phong cuối cùng thời Khải Định triều Nguyễn. Dưới đây là bản chụp 6 đạo Sắc phong Vua ban cho Lục vị Thành Hoàng làng Bát Tràng và Bản Hương Thánh Mẫu Bát Tràng (Chầu Đệ Tứ Khâm Sai), ảnh chụp do cụ Trần Thế Xương (Bát Tràng) cấp:


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Làng gốm Bát Tràng - Battrang360.vn



Làng gốm Bát Tràng
Update: 23.04.2014

Battrang 360* - Làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xã có hai thôn đều là thôn truyền thống, thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng. Toàn xã chỉ có 164,3ha đất, trong đó 43ha đất thổ cư. 753 hộ gia đình làng Bát Tràng cư trú trên diện tích hẹp 18ha. Có 5,3 ha đất thổ cư thuộc diện làng cổ Bát Tràng.
        Nơi mà làng và nghề gắn với nhau suốt gần ngàn năm lịch sử. Ngoài nghề gốm, ngoài đất thổ cư, làng Bát Tràng không có nghề nào khác và không có bất kỳ diện tích đất nào khác. Làng Bát Tràng là làng một nghề: gốm Bát Tràng.
       Gốm Bát Tràng là tên gọi kép, phản ánh nghề thủ công: nghề gốm và địa danh, địa chỉ nơi ngành nghề, người thợ thủ công hành nghề đó cư trú: Bát Tràng. Huyện Gia Lâm có nhiều làng nghề thủ công mà tên gọi kép thể hiện những làng có nghề thủ công nổi tiếng: thuốc bắc làng Nành, gốm Bát Tràng, quỳ vàng Kiêu Kỵ.
Làng gốm Bát Tràng đã hình thành, tồn tại, phát triển đến nay đã nhiều trăm lịch sử. Nhưng chưa có một công trình nghiên cứu thật khoa học và đầy đủ nào về làng và nghề gốm. Một điều chắc chắn là nghề gốm có trước làng Bát Tràng. Nghề gốm được tiền nhân người Bát Tràng xưa đưa đến nơi có 72 gò đất trắng -Bạch Thổ Phường, mở lò, lập làng. Tại quê mới, nghề và làng mới gắn với nhau rồi trở thành nổi tiếng: Gốm Bát Tràng.

................................................

Xem bài viết đầy đủ vui lòng truy cập:

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Battrang 360* - Bát Tràng ... gốm


Bát Tràng… gốm

Cập nhật: 20.04.2014
Battrang360* - Ngày cuối đông 2008 tôi cùng người bạn lang thang dọc các ngõ xóm, các cửa hiệu, lò gốm ở làng gốm cổ Bát Tràng.
Gió xuân và mưa xuân
Tôi, những ngõ nhỏ ngoằn ngoèo
Tôi, than phơi trên tường
Tôi, đất sét trắng
Tôi và những bình gốm cao quá đầu người
Tôi và làn khói lò thơm mùi đất cháy…
Tôi cùng những gốc si già trong mưa bụi
Tôi và…
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, vùng quanh mây vàng
ước gì anh lấy được nàng,
để anh mua gạch Bát Tràng về xây
         Câu ca dao mỗi người Việt đều nhớ đến khi nghĩ về Bát Tràng.

... ... ... (còn nữa)
Xem thêm bài viết tại:

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Hoa đăng và Pháo hoa đêm hội Bát Tràng - Phần 02 (33 ảnh)

Hoa đăng và Pháo hoa đêm hội Bát Tràng 2014 (Phần 2)
Update: 06.04.2014

Battrang 360* -
"Thủy cung báo động số 3
Hàng nghìn đốm lửa trên sông Nhĩ Hà
Trên trời đỏ rực pháo hoa
Lính canh vội bẩm đến nhà Thiên Lôi
Cấp báo khẩn đến cổng trời
Ngọc Hoàng phán bảo Bát Tràng hội xuân"

                                                                - Nguyễn Khoái (Bát Tràng)






Xem thêm 28 ảnh khác vui lòng truy cập:



Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*