Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng, những điều cần lưu ý


Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng

Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng, những điều cần lưu ý
Update: 31.05.2014

Battrang 360* - Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng, tiền thân là tuyến xe bus 47 Long Biên - Bát Tràng chuyên khai thác tuyến đường từ Long Biên đến Làng gốm cổ truyền Bát Tràng với lịch sử hoạt động gần 10 năm. Từ ngày 01.05.2014, tuyến xe này phân thành 2 nhánh: tuyến bus 47A Long Biên - Bát Tràng và tuyến bus 47B Long Biên - Kim Lan. Khi mà con số 47 đã trở thành thương hiệu của xe bus đi Bát Tràng, để tránh những phiền phức không cần thiết, khi lựa chọn điểm đến là Bát Tràng, bạn hãy lưu ý chọn đúng xe bus 47 với chữ "A" ở bên hoặc chú đọc kỹ "Long Biên - Bát Tràng" hoặc "Long Biên - Kim Lan" để không bị nhầm lẫn mà ảnh hưởng tới lộ trình. Với thời tiết ngoài trời lên tới 40 độ C, khi đi Bát Tràng chọn nhầm xe bus bạn sẽ phải cuốc bộ 1 đoạn đường tương đối dài hoặc đứng chờ 30 phút giữa cái nắng gay gắt của mùa hè. Do mới chia tách và bổ sung thêm lộ trình khai thác mới, cộng với việc chung 1 cung đường 2 tuyến xe bus trùng đầu số 47, khi mà công ty xe bus Hà Nội chưa giải quyết triệt để để hành khách dễ nhận biết, mỗi hành khách phải tự lưu ý hoặc trực tiếp hỏi nhân viên xe bus trước khi lên xe. 


Tại khoang chờ số 2 điểm trung chuyển Long Biên chưa được bổ sung tuyến bus 47B Long Biên - Kim Lan dẫn tới rất nhiều người không để ý  cứ thấy số 47 là lên xe về Bát Tràng. Kết quả là nhiều người phải xuống xe ở điểm đầu làng Bát Tràng với 2 lựa chọn:
1. Chờ giữa trời nắng đợi đúng xe bus 47A để đi Bát Tràng sau 30 phút
2. Cuốc bộ quãng đường 1km để tới Chợ Gốm Bát Tràng



Điểm chờ xe bus không ghi chú rõ 47A và 47B, chỉ chung một con số mà 2 tuyến đường khác nhau rất dễ bị nhầm lẫn.
Công ty xe bus Hà Nội nên chăng ghi rõ đầy đủ:
Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng
Xe bus 47B Long Biên - Kim Lan



Có phải mấy khi ai cũng đọc hết 2 mặt của tấm biển như thế này?

Xem thêm bài liên quan tới Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng Tại đây

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Gốm Bát Tràng xưa và nay --- www.battrang360.vn



Gốm Bát Tràng xưa và nay
Update: 28.05.2014

Battrang 360* - Nằm ở ven đô Sông Hồng, làng gốm Bát Tràng có tới ngót 1000 năm lịch sử hình thành và phát triển. Hàng trăm lò gốm Bát Tràng đang ngày đêm hoạt động để tạo ra những lò gốm đẹp, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Cuốc sống lao động, sản xuất ở đây thật sự sôi nổi và sầm uất. Bên sông luôn tấp nập thuyền bè qua lại chở than củi, vật liệu cùng những đoàn tàu bè chở sản phẩm tới phân phối ở khắp mọi miền tổ quốc.
Năm 1985, một cổ vật chất liệu gốm của Việt nam được bán tại Nhật Bản với gia 149.000USD. Năm 2000, tại Luân Đôn một bình gốm nạm ngọc trai được đấu giá kỷ lục là 521.000USD. Cùng với những cổ vật gốm được trục vớt ở Cù Lao Chàm, thế giới đang giành sự chú ý đặc biệt đối với gốm Việt Nam.

Gốm được tổ tiên ta sử dụng từ rất lâu đời. Có có cách đây ít nhất là 6-7 ngàn năm về trước, từ các di chỉ văn hoá cổ như: Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long đến văn hoá mới như Phùng Nguyên, Gò Mun… đều thấy sự có mặt của gốm. Giống như các ngành nghề thủ công khác, việc sản xuất gốm thời xưa được tập trung thành các làng mà có những làng tồn tại cho tới ngày nay. Giờ đây, nói tới công nghệ sản xuất gốm là người ta nghĩ ngay tới làng gốm Bát Tràng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết vui lòng truy cập:

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Suy ngẫm về đường Vua đi - Nhà văn Băng Sơn --- www.Battrang360.vn


Ảnh: Đường trong Làng cổ Bát Tràng (Khu vực bảo tồn)

Suy ngẫm về đường Vua đi

- Băng Sơn
Update: 05.05.2014
Battrang 360* - Gần mười thế kỷ kinh đô, một vùng làng cổ, lau sậy hoang vu vút đầm hồ rau lúa, có con cáo trắng, rùa thiêng, trâu vàng, ngựa trắng, cả thần cây đa ma cây gạo..., rồi mọc lên thành quách lâu đài, thênh thang đình tạ mái cong cửa cuốn, đường quan ngựa trạm phi bay...
Từ rốn con rồng (Long Đỗ) có tường thành Đại La của một Luy Lâu tướng Cao Biền yểm bùa lẩy bẩy dậy non... mà con Rồng Vàng bay lên Cấm Thành uy nghiêm bí mật thâm cung, Hoàng Thành tấp nập ngựa voi, đô thành rộn ràng chợ búa, cáng võng xênh xang... Qua thăng trầm mưa gió những ghềnh thác lòng người, máu loang giặc giã, lửa loạn kiêu binh... cho kinh đô Đại Việt chỉ còn là trấn Bắc Thành với đô thị nằm gọn phía trong sông, ngoài kia Mẹ Hồng Hà, Phú Lương, dòng Nhị lượn quanh đê quai cạc như cái vành tai, nên con sông mang tên ấy: Nhĩ Hà, chứng kiến bể dâu chìm nổi trải suốt thiên niên kỷ.
Những triều đại dấy lên, tồn tại, lụi tàn, xô nghiêng thế núi hình sông, bao minh quân, bạo chúa... Hẳn những Cửu Trùng, Bệ Ngọc, Ngai Cao ấy không thể suốt một đời chỉ ngồi im trên vàng son thâm u kín mít mà phải bước vào đời sống dân gian, công cán hay vi hành bằng đôi hài xảo bện rơm hay đôi ủng đôi hia thêu vàng chạm ngọc?
Đường vua đi xuất hiện thế chăng?
Người con gái đứng tựa gốc cây lan, hái dâu hay cắt cỏ, dải yếm phất phơ, váy ba bức yêu kiều, ỡm ờ cất lên câu hát trữ tình, trêu cợt:
Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Một trăm thức cỏ lai hàng tay ta...
Câu hát bắt nhà vua phải dừng kiệu, để con ngựa phải cúi đầu hí dài tức vó, để thớt voi phải cong vòi gầm lên câu mừng rỡ duyên ai... Con đường vua đi dẫn nàng Ỷ Lan về cung đã có những rặng cây truyền thống Đông Hòe, Tây Liễu (còn dấu tích của Hòe Nhai và Liễu Giai kia) chưa, hay mới chỉ có giang đầu, bến đá?
Nhà vua trẻ tuổi đa tình đầu mày cuối mắt. Cô trinh nữ thôn dân cũng long lanh đôi ngọc bồ câu đắm đuối. Đôi trai anh hùng, gái thuyền quyên sánh vai trên những con đường nào của một Thăng Long đầy những nhà tranh mái lá, đường đất gập ghềnh, đá củ đậu xước chân nghèo, ngõ quanh lầy lội?
Khi con chó mẹ và đàn chó con (Cẩu mẫu, Cẩu nhi) mang trên lưng chữ “Vương” tượng hình chạy từ thôn Cổ Pháp về làm ổ giữa lòng Đại La, đã làm gì có quán bánh tôm trên đường Cổ Ngư như một chiếc lô cốt bê tông giam gió lại, khóa mây trời vào cốt thép như ngày nay. Nhà vua đi ngựa hay bơi thuyền rồng, áo bào bay tung lên khi người giơ cánh tay ra chỉ sóng mặt hồ Trúc Bạch để lập đền thờ, không quên ơn cả loài vật có công giúp đỡ thuở hàn vi, suốt một đời chỉ biết trung thành.
Những đời vua nào đã động lòng trắc ẩn tình xưa, một lần đến đây thăm lãnh cung, gặp lại người phi tần, cung nữ bất hạnh già nua, tàn tạ nhan sắc, phải tự trồng dâu dệt lấy tấm lụa trắng mà mặc bên gò Mỏ Phượng có rặng trúc la đà, có canh gà thổn thức, có tiếng xa quay như mưa thu rả rích bên những người đàn bà chỉ còn biết thở than:
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng trà mi trập trùng...

Xa lắc xa lơ, nay chỉ còn là hư ảo mông lung khôn khuây. Nhà vua dừng lại chỗ nào, quắc mắt hay thở dài? Xót thương hay phủi tay tàn nhẫn?...

Xem đầy đủ nội dung bài viết, vui lòng truy cập:

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Gốm sứ sơn mài Bát Tràng "Nghệ thuật & Những sắc màu" - www.Battrang360.vn


Hoa sen gốm sứ sơn mài Bát Tràng cuống đồng - Sản phẩm độc đáo mới trình làng của làng gốm Bát Tràng


Gốm sứ sơn mài Bát Tràng "Nghệ thuật & Những sắc màu"
Update: 02.05.2014

Battrang 360* - Gốm sứ sơn mài Bát Tràng "Nghệ thuật & những sắc màu" sản phẩm gốm sứ nghệ thuật của làng gốm Bát Tràng. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm tranh với chất liệu sơn mài truyền thống trên chất liệu cốt gốm sứ Bát Tràng. Chỉ với cái tên "gốm sứ sơn mài" ta có thể hình dung ra chất liệu và phương pháp thi công đó là "gốm sứ" được "phủ sơn" và "mài". Mỗi chiếc bình, chiếc lọ hoặc các sản phẩm gốm sứ không men được phủ lên bởi hàng chục lớp sơn nhiều màu. Điều đặc biệt, sơn sử dụng cho loại hàng này được sử dụng chất liệu "sơn cánh gián" truyền thống kết hợp bột màu, vỏ trứng, bạc quỳ truyền thống Kiêu Kỵ. Sau nhiều lớp sơn, sau nhiều lần mài, các họa tiết hoa văn bằng vỏ trứng nổi bật trên nền hoa văn sơn nhiều màu tựa như thêu hoa trên gấm.Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm, người họa sỹ sẽ thi công chế tác trong khoảng thời gian từ 1 tháng tới vài ba tháng để rồi cho ra đời những sản phẩm bền đẹp và tồn tại mãi với thời gian. Họa tiết hoa văn trên bình gốm sứ sơn mài có nhiều thể loại, hoa senhoa cúc, động vật... được cách điệu hoặc đơn thuần là những phóng tác. Họa tiết hoa văn càng đơn giản thì càng sang trọng, càng đẹp. Gốm sứ sơn mài Bát Tràng được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nội thất: tranh gốm sứ sơn màiđèn ngủ gốm sứ sơn màibình lọ hoa trang tríđồng hồ gốm sứ sơn mài,đồ trang sứcgốm sứ phong thủyđồ thờ cúng... Các sản phẩm gốm sứ sơn mài đẹp có chiều sâu, đón nhận sự hưởng ứng nhiệt tình từ giới văn nghệ sỹ, người tiêu dùng trong và ngoài nước, đặc biệt là khách nước ngoài.
        Tiêu chí của một chiếc bình gốm sơn mài đẹp là họa tiết hoa văn phải được làm từ vỏ trứng, hình họa phải được cách điều mềm mại, công phu, sắc màu tươi sáng.
          Dưới đây là loạt ảnh tại xưởng gốm sứ sơn mài Bát Tràng ngày nắng đẹp - Tháng 5/2014

Có một Bát Tràng cổ kính rêu phong - www.Battrang360.vn


Nhà thờ Bản Chi họ Trần Đồng Tâm - Không gian cổ kính mà trầm mặc trong lòng làng cổ Bát Tràng

Có một Bát Tràng cổ kính rêu phong
Update: 01.05.2014
Battrang 360* - Bát Tràng – làng gốmlàng khoa bảng của Thăng Long – Hà Nội. Trái ngược với vẻ bề ngoài hào nhoáng, sôi động, ít ai biết rằng Bát Tràng có những ngõ nhỏ, có những công trình trầm mặc cổ kính rêu phong. Bát Tràng thật nhỏ hẹp, nhưng cũng thật rộng lớn, có nhiều nơi, nhiều chỗ mà tôi sinh ra và lớn lên ở Bát Tràng suốt hơn 30 năm mà chưa từng được biết, chưa từng được đặt chân tới. Tình cờ, được một người chị tag ảnh từ Facebook tôi mới thật thật ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh, một thời vàng son huy hoàng từ chính những kiến trúc ở Bát Tràng. Với tôi, đây là một phát kiến, một khám phá bất ngờ thú vị. Thật đáng quý, thật đáng tự hào, thêm quý thêm yêu làng gốm quê mình. Dưới đây là loạt ảnh nhà thờ bản chi Họ Trần Đồng Tâm một trong tổng số 23 ngôi nhà cổ thuộc diện bảo tồn tại mảnh đất Bát Tràng nghìn năm văn hiến:

Nhà thờ Bản chi họ Trần Đồng Tâm làng gốm Bát Tràng tọa lạc tại xóm 1, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giữa khu vực có mật độ di tích dày đặc.


Nhà thờ có khuôn viên rộng, trước nhà là một khoảng sân rộng trải gạch Bát Tràng


Bức hoành phi với hoa văn được tạo tác bởi gốm men lam Bát Tràng thế kỷ XIX


Câu đối và cửa võng chạm trổ được sơn son thếp vàng


Bức hoành phi "Trung hậu truyền gia" là truyền thống, là lời giáo huấn cháu con.


Tiểu cảnh trang trí - Đồ vật dễ nhận thấy trong kiến trúc của Bát Tràng xưa.


Sập thờ sơn son thếp vàng đã xuống màu theo năm tháng.




Bình phong trước nhà








Cổng cuốn vòm gạch Bát Tràng




Bể nước - Bể dự trữ nước mưa

Ảnh: Phạm Thị Thu Hoài
Battrang 360*

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*