Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Làng gốm Bát Tràng - Bat Trang Pottery Village


Làng gốm Bát Tràng
Bat Trang Pottery Village
Update: 26.11.2014

Battrang 360* - Làng gốm Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Xã có hai thôn đều là thôn truyền thống, thôn Giang Cao và thôn Bát Tràng. Toàn xã chỉ có 164,3ha đất, trong đó 43ha đất thổ cư. 753 hộ gia đình làng Bát Tràng cư trú trên diện tích hẹp 18ha. Có 5,3 ha đất thổ cư thuộc diện làng cổ Bát Tràng.

Chi tiết: http://battrang360.vn/vi/battrang-360.nd3/lang-gom-bat-trang.i668.bic

---------
LÀNG GỐM CỔ TRUYỀN BÁT TRÀNG
Thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
FB: www.facebook.com/battrang360.vn
W: www.battrang360.vn

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Bia tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội: Tiến sỹ Lê Hoàn Hạo (làng Bát Tràng)


Nội dung văn bia tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái thứ 8 (1727). Khoa thi này, cụ Lê Hoàn Hạo người xã Bát Tràng, tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc nay là thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đỗ Đệ Nhất Giáp Tiến Sỹ cập Đệ Tam Danh.

Xem nội dung văn bia tại: http://gomtinhhoa.com.vn/vi/battrang-360.nd3/bia-tien-sy-van-mieu-ha-noi---tien-sy-le-hoan-hao-lang-bat-trang.i624.bic

---------
LÀNG GỐM CỔ TRUYỀN BÁT TRÀNG
Thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
FB: http://www.facebook.com/battrang360.vn
Website: www.battrang360.vn

Bia Tiến Sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội: Tiến sỹ Nguyễn Đăng Liên (làng Bát Tràng)


Nội dung bia tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội khoa thi Bính Tuất niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706). Ở khoa thi này, cụ Nguyễn Đăng Liên người làng Bát Tràng đã đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sỹ Xuất Thân.

Xem bản dịch chi tiết nội văn bia: http://battrang360.vn/vi/battrang-360.nd3/bia-tien-sy-van-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi-tien-sy-nguyen-dang-lien-lang-bat-trang.i625.bic

---------
LÀNG GỐM CỔ TRUYỀN BÁT TRÀNG
Thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
FB: http://www.facebook.com/battrang360.vn
Website: www.battrang360.vn

Bia tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội: Tiến sỹ Lê Hoàn Viện (làng Bát Tràng)


Toàn văn bản dịch Bia tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội khoa thi Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715). Khoa thi đó, cụ Lê Hoàn Viện người làng Bát Tràng đỗ Đệ Nhị Giáp Tiến Sỹ Xuất Thân.

Xen nội dung bản dịch tại:
http://battrang360.vn/vi/battrang-360.nd3/bia-tien-sy-van-mieu-quoc-tu-giam-ha-noi-tien-sy-le-hoan-vien-lang-bat-trang.i626.bic

---------
LÀNG GỐM CỔ TRUYỀN BÁT TRÀNG
Thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
FB: http://www.facebook.com/battrang360.vn
Website: www.battrang360.vn

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Làng gốm Bát Tràng tri ân các Anh Hùng Liệt sỹ và Mẹ Việt Nam Anh Hùng nhân ngày 27/7


Ảnh: Ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ
Xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Làng gốm Bát Tràng tri ân các Anh hùng Liệt sỹ và Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng
Update: 26.07.2014


Battrang 360* - Ngày 25/7/2014, nhân dân thôn Bát Tràng long trọng buổi lễ tri ân các Anh hùng Liệt sỹ và các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng nhân kỷ niệm 67 năm ngày Thương Binh Liệt Sỹ 27/7. Buổi lễ diễn ra tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ (xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Dưới đây, Battrang 360* xin chia sẻ bài đăng của Facebooker Pham Thu Hoai:
        Ngày hôm nay - 25/7/2014 tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ - xóm 3 Bát Tràng. Tiểu ban quản lý di tích thôn Bát Tràng tổ chứclễ tưởng niệm - cầu siêu để tri ân công lao to lớn của các Mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sỹ..nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2014). Ban đại diện nhân dân làng gốm cổ truyền Bát Tràng đã tuyên đọc bài văn khấn vô cùng xúc động:
"Cung duy Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Làng gốm Bát Tràng - Gia Lâm - Hà Nội

Ơn trời đất cao dày che chở
Công tiền nhân sau trước đắp bồi
Nghĩa cả mênh mông non Thái cao vời
Trái ngọt hôm nay ơn người ươm giống
Tổ quốc bốn mùa no ấm
Biết bao người máu đổ..xương rơi!..
Vì tự do - nếm mật nằm gai
Giành độc lập hiểm nguy nào ngại

Mừng hôm nay:
Trống đồng vọng tới
Non sông dậy sấm anh hùng
Con cháu bác Hồ - vẹn chữ hiếu trung
Làm cách mạng tròn câu nhân nghĩa
Một tuần nhang tri ân các Mẹ
Một đài hoa tưởng nhớ các anh
Giáng lâm phù trợ hiển linh
Gia ân vượng khí ngàn năm quê nhà

Nhớ ngày nào tiễn anh đi xa
Xẻ dọc Trường Sơn lên đường cứu nước
Đôi chân trần đạp lên sắt thép
Làm nên kỳ tích lẫy lừng 
Đánh đuổi quân thù giành lại non sông
Ngày toàn thắng mừng rơi nước mắt
Cả dân tộc vui ngày gặp mặt
Có anh đi mãi không về...
Mẹ âm thầm nén nỗi tái tê
Cả non nước khôn cầm lệ nhỏ...

Việt Nam một giải Sơn Hà
Công anh chúng tôi ghi nhớ
Nghĩa nước một dạ kiên trung
Vì dân chẳng nề máu đổ..
Hỡi ôi!..
Chiến chinh ác liệt
Tử biệt sinh ly!
Có anh nằm heo hút rừng sâu
Có anh ngự đồi cao không lối
Lòng vẫn hướng về nguồn về cội
Đường tuy xa muôn núi ngàn sông
Chuông cửa thiền vọng tiếng thu không
Thỉnh tám hướng sinh linh quy tụ
Mong các Mẹ - các anh hồi hương đông đủ
Cánh hạc mây ngàn bến đậu quê ta
Ngày lễ hôm nay rực rỡ cờ hoa
Đón các anh quây quần bên Bác
Nhà tưởng niệm bừng lên nhật nguyệt
Âm dương chan chứa tình đời
Bà con mình nước mắt tuôn rơi
Cùng dân tộc đáp đền ân nghĩa
Đất trời ngút ngàn linh khí
Bản hương cam vũ hoà phong
Thay mặt dân làng: Cung thỉnh các Mẹ - các anh!
Từ thế giới người hiền
Giáng hạ lai lâm
Phục duy thượng hưởng!
Nam mô a di đà Phật.."..


Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng, những điều cần lưu ý


Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng

Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng, những điều cần lưu ý
Update: 31.05.2014

Battrang 360* - Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng, tiền thân là tuyến xe bus 47 Long Biên - Bát Tràng chuyên khai thác tuyến đường từ Long Biên đến Làng gốm cổ truyền Bát Tràng với lịch sử hoạt động gần 10 năm. Từ ngày 01.05.2014, tuyến xe này phân thành 2 nhánh: tuyến bus 47A Long Biên - Bát Tràng và tuyến bus 47B Long Biên - Kim Lan. Khi mà con số 47 đã trở thành thương hiệu của xe bus đi Bát Tràng, để tránh những phiền phức không cần thiết, khi lựa chọn điểm đến là Bát Tràng, bạn hãy lưu ý chọn đúng xe bus 47 với chữ "A" ở bên hoặc chú đọc kỹ "Long Biên - Bát Tràng" hoặc "Long Biên - Kim Lan" để không bị nhầm lẫn mà ảnh hưởng tới lộ trình. Với thời tiết ngoài trời lên tới 40 độ C, khi đi Bát Tràng chọn nhầm xe bus bạn sẽ phải cuốc bộ 1 đoạn đường tương đối dài hoặc đứng chờ 30 phút giữa cái nắng gay gắt của mùa hè. Do mới chia tách và bổ sung thêm lộ trình khai thác mới, cộng với việc chung 1 cung đường 2 tuyến xe bus trùng đầu số 47, khi mà công ty xe bus Hà Nội chưa giải quyết triệt để để hành khách dễ nhận biết, mỗi hành khách phải tự lưu ý hoặc trực tiếp hỏi nhân viên xe bus trước khi lên xe. 


Tại khoang chờ số 2 điểm trung chuyển Long Biên chưa được bổ sung tuyến bus 47B Long Biên - Kim Lan dẫn tới rất nhiều người không để ý  cứ thấy số 47 là lên xe về Bát Tràng. Kết quả là nhiều người phải xuống xe ở điểm đầu làng Bát Tràng với 2 lựa chọn:
1. Chờ giữa trời nắng đợi đúng xe bus 47A để đi Bát Tràng sau 30 phút
2. Cuốc bộ quãng đường 1km để tới Chợ Gốm Bát Tràng



Điểm chờ xe bus không ghi chú rõ 47A và 47B, chỉ chung một con số mà 2 tuyến đường khác nhau rất dễ bị nhầm lẫn.
Công ty xe bus Hà Nội nên chăng ghi rõ đầy đủ:
Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng
Xe bus 47B Long Biên - Kim Lan



Có phải mấy khi ai cũng đọc hết 2 mặt của tấm biển như thế này?

Xem thêm bài liên quan tới Xe bus 47A Long Biên - Bát Tràng Tại đây

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Gốm Bát Tràng xưa và nay --- www.battrang360.vn



Gốm Bát Tràng xưa và nay
Update: 28.05.2014

Battrang 360* - Nằm ở ven đô Sông Hồng, làng gốm Bát Tràng có tới ngót 1000 năm lịch sử hình thành và phát triển. Hàng trăm lò gốm Bát Tràng đang ngày đêm hoạt động để tạo ra những lò gốm đẹp, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Cuốc sống lao động, sản xuất ở đây thật sự sôi nổi và sầm uất. Bên sông luôn tấp nập thuyền bè qua lại chở than củi, vật liệu cùng những đoàn tàu bè chở sản phẩm tới phân phối ở khắp mọi miền tổ quốc.
Năm 1985, một cổ vật chất liệu gốm của Việt nam được bán tại Nhật Bản với gia 149.000USD. Năm 2000, tại Luân Đôn một bình gốm nạm ngọc trai được đấu giá kỷ lục là 521.000USD. Cùng với những cổ vật gốm được trục vớt ở Cù Lao Chàm, thế giới đang giành sự chú ý đặc biệt đối với gốm Việt Nam.

Gốm được tổ tiên ta sử dụng từ rất lâu đời. Có có cách đây ít nhất là 6-7 ngàn năm về trước, từ các di chỉ văn hoá cổ như: Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long đến văn hoá mới như Phùng Nguyên, Gò Mun… đều thấy sự có mặt của gốm. Giống như các ngành nghề thủ công khác, việc sản xuất gốm thời xưa được tập trung thành các làng mà có những làng tồn tại cho tới ngày nay. Giờ đây, nói tới công nghệ sản xuất gốm là người ta nghĩ ngay tới làng gốm Bát Tràng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết vui lòng truy cập:

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*