Câu chuyện "Bác Hồ về thăm làng Gốm" giờ mới kể
(Cập nhật: 02h00, ngày 16.11.2009, GMT: +7)
Blog Battrang 360* -
Sơ lược lịch sử Bát Tràng
Trước năm 1961 xã Bát Tràng là xã Quang Minh gồm 3 thôn Bát Tràng, Giang Cao và Kim Lan. Hiện nay xã Bát Tràng có 2 thôn : Giang Cao và Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội
Theo cuốn lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Bát Tràng ( 1930 - 2000) thì diện tích toàn bộ xã là 164 ha với 1628 hộ và 6655 nhân khẩu. Về địa lý, xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Bắc giáp xã Đông Dư , phía đông giáp xã Đa Tốn, phía nam giáp xã Xuân Quan ( huyện văn giang, tỉnh Hưng Yên ) Phía tây là sông Hồng . Xã Bát tràng cách trung tâm thành phố Hà Nội 12km.
Xã Bát tràng có làng nghề gốm sứ cổ truyền là làng Bát Tràng, cũng như mọi làng quê Việt Nam, làng Bát Tràng có nhiều công trình kiến trúc như đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ... chứng minh cho một làng quê văn hiến. Làng Bát tràng từ xa xưa đã nổi tiếng là đất học, đất làng nghề có nhiều người đỗ đạt , khoa bảng . Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn miếu Huế và Văn Miếu Bắc Ninh ( trước 1961 làng Bát Tràng thuộc tỉnh Bắc Ninh) đã ghi danh các bậc đại khoa của làng Bát Tràng gồm một trạng nguyên , tám tiến sĩ, mười quận công. Đầu thế kỷ 20, xã Bát tràng có nhà chí sĩ cách mạng Phạm Văn Tráng tham gia Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bộ Châu, cùng đồng đội tiêu diệt viên tuần phủ gian tỉnh Thái Bình và đã hi sinh anh dũng. Nhiều người làng Bát Tràng đã tham gia Việt Minh, cùng nhân dân nổi lên cưới chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Làng Bát tràng cũng là nơi in ấn bài hát tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, sau này là Quốc ca của nước ta. trong kháng chiến chống pháp giữa vòng vây kìm kẹp của kẻ thù, người dân làng Bát Tràng vẫn hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu, không ngại hy sinh gian khổ, tích cực tham gia chiến đấu , phá tề trừ gian, chống giặc càn. trong kháng chiến chống Mỹ, dân quân tự vệ Bát tràng đã đánh trả máy bay Mỹ ném bom vào thôn bát tràng. Thanh niên Bát tràng đã xung phong vào bộ đội và đi khắp mọi miền Đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Làng Bát tràng có nhiều Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh liệt sĩ trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chống Mỹ cứu nước nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 8 năm 1958, TW Đảng và Chính phủ quyết định đào sông Bắc Hưng Hải nhằm phục vụ tưới tiêu cho 3 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ( Bắc Ninh, Hưng yên, Hải Dương). Do việc đào sông, xã Quang Minh được tách thành hai xã: Xã Bát Tràng và xã Kim Lan.
Để phục vụ cho đào sông Bắc Hưng Hải, phải di chuyển một nửa thôn Bát Tràng ra chỗ đất mới. Trong đó, có hơn 200 ngôi nhà cổ, một ngôi chùa, các lò nung đồ gốm sứ và các cơ sở sản xuất lâu đời...
Trong tình hình các hộ dân đã di chuyển ra chỗ ở mới, mới chỉ có một số hộ dân xây dựng được nhà cửa , còn một số hộ đang chuẩn bị xây dựng nơi ăn chốn ở và cơ sỏ sản xuất thì Bác Hồ về thăm làng gốm Bát Tràng.
Bác Hồ về thăm làng gốm Bát Tràng.
Sáng ngày 20-2-1959, nhân dân xã Quang Minh ( Tên xã ở thời điểm đó) vô cùng phấn khởi được đón Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng. Cùng đi với Bác có các cán bộ của xã và huyện. Rất đông dân làng nô nức đón Người, vô cùng sung sướng được ngắm nhan dung Bác và đi theo người đến thăm các nơi.
Trên đường vào thăm HTX sản xuất gốm sứ Minh Châu. Bác ghé thăm nhà ông lang Tự ( Nguyễn Trọng Đức, đã mất vào năm 1983). Nhà ông Tự đã được di chuyển ra chỗ đất mới và xây dựng xong. Ông lang Tự và con trai đi làm vắng nhà, chỉ có 2 con gái, cô chị là Nguyễn Thị Trâm 13 tuổi., cô em gái Nguyễn Thị Oanh 9 tuổi đang chơi ngoài sân, theo Bác vào Nhà.
Bác hỏi:
- Ba mẹ đi đâu rồi ?
- Thưa Bác, thầy cháu và anh cháu đi làm, u cháu đi chợ.
Bác ngắm, đọc bức hoành phi và đôi câu đối ở ngoài hiên nhà thờ. Bác bảo hai cô gái.
- Các cháu nói với ba mẹ là treo câu đối không đúng vị trí, phải đổi câu bên trái sang bên phải.
Bác xuống nhà dưới, mở lồng bàn để xem mâm cơm của gia đình.
Lúc đó chưa đến bữa ăn nên mâm cơm chỉ có bát rau muống luộc. Sau ngày Bác về thăm, ông Lang Tự đã treo lại câu đôi như lời bác dặn.
Bác rời nhà ông lang Tự, vào thăm HTX sản xuất gốm sứ Minh Châu. Thời gian đó HTX này là mô hình sản xuất gốm sứ tiến bộ nhất của làng Bát Tràng, có nội dung và hình thức gần giống như một công ty cổ phần ngày nay. Tiền thân của HTX là tập đoàn sản xuất Minh Châu được thành lâp bởi một số thợ làm thuê tập hợp nhau lại và đóng góp cổ phần. Ban đầu, tập đoàn chỉ có 30 người. Trong vòng 2 năm, tập đoàn này đã phát triển thêm được gần 50 người nữa. Tháng 10 năm 1957, tập đoàn chuyển thành HTX sản xuất Minh Châu. Tháng 8-1959, HTX hợp nhất với các xí nghiệp gốm công ty hợp doanh thành xí nghiệp sứ Bát Tràng . HTX sản xuất Minh Châu chỉ được thông báo vào hôm trước là sẽ có lãnh đạo của TW về thăm. Sáng hôm sau Bác đã về . Tất cả các xã viên đều sản xuất bình thường.
Bác đi qua khu bể lọc đất rồi vào khu sản xuất đứng xem anh Vũ Văn Vinh ( sinh năm 1941, hiện nay đã 63 tuổi đã nghỉ hưu) in bát. Vì cảm động quá và còn ít tuổi nên anh Vinh in ra một bát còn hơi méo rồi đặt lên bàn sản phẩm.
Bác hỏi:
- Khi nung chín ra, bát có méo không ?
- Thưa Bác , bát cũng méo ạ!
- Thế thì phải làm lại!
Bác quay sang chỗ anh Trần văn Tửu ( sinh năm 1940, đã nghỉ hưu) đang tiện tiện bát ( một công đoạn sản xuất sau khi in bát và để khô) và hỏi:
- Mỗi ngày cháu tiện được bao nhiêu cái bát?
Anh Tửu hồi hộp quá nên không trả lời được. Một anh cán bộ huyện trả lời.
- Thưa Bác , được 300 cái ạ!
_ Như thế có ít không? Có thể gấp hai được không ?
Rồi Bác đi ra sân, xem chị Nguyễn Thị Kiểm ( Gọi theo tên chồng là Định, năm nay 74 tuổi đã nghỉ Hưu dấn men phủ Bát . Lúc đó là mùa Xuân nhưng vẫn còn rét, công nhân phải đun nước nóng để pha vào huyễn dịch men sứ cho khỏi giá. Một cán bộ huyện Gia Lâm cầm chậu để đi lấy nước nóng.
- Để các công nhân làm, kẻo chú làm hỏng mất!
Chị Định còn mải ngắm Bác nên Bác nói:
- Cứ làm đi cháu , khéo không đổ vỡ.
Xem xong , bác hỏi chị Định:
- Các cháu làm thế này, thu nhập có cao không ? Sản phẩm có chất lượng không ? Mọi người chỉ mải nhìn Bác nên không ai biết trả lời như thế nào.
Cuối cùng, Bác bá vai anh Phùng Ngọc Oanh ( hiện 71 tuổi, đã nghỉ hưu) là chủ nhiệm HTX Minh Châu, căn dặn :
- Các cháu cố găng sản xuất hàng hoá sao cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân!
Bác Hồ rời khỏi HTX trong tiếng hô của mọi người
Hồ chủ tịch muôn năm!
Bác rẽ xuống thăm nhà ông Lang Xương( Lê Văn Xương đã mất) làm nghề Đông dược. Nhà ông lang Xương cũng đã được xây dựng xong ở chỗ đất mới.
Bác thấy trong nhà có mâm cơm, mổ lồng bàn ra xem. bác thấy cơm trắng , đậu rán, rau muống luộc, cà muối. Bác khen nhà có cơm ngon. Rồi Bác ngồi xuống phản gỗ, nói chuyện với ông lang. Bác thấy các lọ và hộp tủ đựng thuốc có dán nhãn tên thuốc bằng chữ Hán, Bác bảo:
- Chú phải dán tên thuốc bằng chữ Quốc ngữ ở dưới chữ Nho để khi chú đi vắng , người nhà bốc thuốc cứu người.
Bác lại hỏi:
- Chú có đắt hàng không?
- Thưa Bác, không được đắt lắm ạ !
Bác nói:
- Thế thì tốt, hàng thuốc mà đắt thì dân có nhiều người bệnh. Bác ngoặt sang một ngôi nhà 2 tầng gần đấy cũng đã được xây dựng xong.
Bác hỏi
- Đây là nhà ai?
Ông Trần Văn Tuý ( nguyên Phó chủ tịch xã Bát Tràng đã mất )
- Thưa Bác, nhà ông Phạm Huy Giáp đi bộ đội về ạ !
Bác vào thẳng gian hàng giữa nhà và thấy chăn chiếu trên giường được xếp gọn gàng. bác hỏi bà Trần Thị Vinh ( vợ ông Giáp , nay đã 83 tuổi) :
- Gia đình ta có mấy người?
- Thưa Bác, có 5 người cháu, 2 vợ chồng và một mẹ già , tổng cộng là 8 người ạ!
Bác nói;
- Thế thì có quá nhiều con.
Ngày 2- 09 - 2002, gia đình ông Phạm Huy Giáp đã lập bia đá gắn và ở tường trước ngôi nhà mà Bác đã đến thăm để kỷ niệm ngày Bác về thăm Gia đình .
Ra khỏi nhà ông Giáp, Bác vào nhà bà Nguyễn Thị Bùi ( gọi theo tên chồng là bà Tín, đã mất) chưa xây dựng xong nhà ở tại khu đất mới.
Bác hỏi:
- Sao cô chưa làm nhà?
- Thưa Bác, chưa có vôi ạ!
Thế là hôm sau, bà Tín có vôi làm nhà.
Cuối cùng , Bác trở lại để nói chuyện với dân làng. Trên khu đất có một đường goòng chạy đến cửa sông Bắc Hưng Hải để chở vật liệu và dụng cụ cho việc xây dựng cửa sông này. có một chiếc cầu cao bằng gỗ vượt qua đường gòong để anh chị em công nhân chất đồ xuống xe goòng. Dân làng muốn Bác Hồ đứng trên cầu vượt để nói chuyện với nhân dân.
Bác bảo các cán bộ lãnh đạo huyện và xã:
- Các cô chú cho Bác ra chỗ nào rộng!
Bác ra khoảng đất rộng trước HTX mua bán cho nhân dân trong xã (nay là Trạm Y tế thôn Bát Tràng), Anh Trần Văn Tửu vào một gia đình ở gần đó, mượn một cái bàn gỗ nhỏ , dài chừng 1,2m và cùng mấy người khiêng ra chỗ đất rộng để Bác đứng nói chuyện với dân làng. Mọi người đứng xung quanh Bác, yên lặng và trật tự để nghe Bác nói chuyện .
Bác hỏi thăm dân làng và nói:
- Nhà nước đào sông Bắc Hưng Hải làm mất đi một phần đất của làng Bát Tràng, các cụ và dân làng có vui lòng không hay không đồng ý? Việc di chuyển vừa qua, tình hình xây dựng nơi ăn chốn ở của các gia đình như thế nào? Làng Bát Tràng cũng như xã Quang Minh trong những năm qua hoạt dộng và công tác có thành tích ra sao?
Ai nghe cũng ngẩn người ra, không biết nói gì vì chỉ ngắm Bác và nghe Bác nói. Cụ Phùng Văn Chạnh ( đã mất) thay mặt dân làng báo cáo:
- Dân làng sản xuất rất tốt , thành tích so với năm 1957-1958 gấp rưỡi, không ai bị đói, làng Bát tràng không những giải quyết việc làm cho dân mà còn cho cả bà con ở các nơi khác.
Bác bảo:
- Thế thì tốt, Bác nghe bác cáo dân làng đã chuyển một nửa làng ra khu đất mới. Vậy tất cả bà con đã xây dựng được nhà mới chưa ?
- Thưa Bác , đã xây dựng được 80%. bà con phấn khởi, an tâm, không ai thắc mắc gì cả ạ !
- Dân làng đã phải giúp đỡ nhau để ai cũng làm nhanh được nhà mới.
Mọi người đồng thanh nói:
- Vâng ạ!
Bác Hồ căn dặn:
- Bát Tràng là một làng nghề phát triển. Các cô chú phải xây dựng đường sá rộng rãi để xe chở nguyên liệu về làng và chở hàng hoá đi, làng phải có giao thông thuận lợi . Bác căn dặn: "Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một làng kiểu mẫu của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa".
Sau đó Bác chúc sức khoẻ các cụ và dân làng rồi ra xe, rời khỏi làng Bát Tràng. Theo lời Bác dặn , các gia đình ở các đường cái đều lùi vào nhà 1m, còn các gia đình ở đường phụ đều lùi vào 5 m. Một tuần sau đó, thư ký của Bác về hỏi ông Trần Văn Tuý xem nhân dân đã lùi nhà vào chưa? Ông Tuý đưa thư ký của Bác đi xác minh và công nhận dân làng đã làm đúng theo lời Bác chưa?
Sơ lược lịch sử Bát Tràng
Trước năm 1961 xã Bát Tràng là xã Quang Minh gồm 3 thôn Bát Tràng, Giang Cao và Kim Lan. Hiện nay xã Bát Tràng có 2 thôn : Giang Cao và Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội
Theo cuốn lịch sử cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Bát Tràng ( 1930 - 2000) thì diện tích toàn bộ xã là 164 ha với 1628 hộ và 6655 nhân khẩu. Về địa lý, xã Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Bắc giáp xã Đông Dư , phía đông giáp xã Đa Tốn, phía nam giáp xã Xuân Quan ( huyện văn giang, tỉnh Hưng Yên ) Phía tây là sông Hồng . Xã Bát tràng cách trung tâm thành phố Hà Nội 12km.
Xã Bát tràng có làng nghề gốm sứ cổ truyền là làng Bát Tràng, cũng như mọi làng quê Việt Nam, làng Bát Tràng có nhiều công trình kiến trúc như đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ... chứng minh cho một làng quê văn hiến. Làng Bát tràng từ xa xưa đã nổi tiếng là đất học, đất làng nghề có nhiều người đỗ đạt , khoa bảng . Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn miếu Huế và Văn Miếu Bắc Ninh ( trước 1961 làng Bát Tràng thuộc tỉnh Bắc Ninh) đã ghi danh các bậc đại khoa của làng Bát Tràng gồm một trạng nguyên , tám tiến sĩ, mười quận công. Đầu thế kỷ 20, xã Bát tràng có nhà chí sĩ cách mạng Phạm Văn Tráng tham gia Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bộ Châu, cùng đồng đội tiêu diệt viên tuần phủ gian tỉnh Thái Bình và đã hi sinh anh dũng. Nhiều người làng Bát Tràng đã tham gia Việt Minh, cùng nhân dân nổi lên cưới chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945. Làng Bát tràng cũng là nơi in ấn bài hát tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao, sau này là Quốc ca của nước ta. trong kháng chiến chống pháp giữa vòng vây kìm kẹp của kẻ thù, người dân làng Bát Tràng vẫn hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu, không ngại hy sinh gian khổ, tích cực tham gia chiến đấu , phá tề trừ gian, chống giặc càn. trong kháng chiến chống Mỹ, dân quân tự vệ Bát tràng đã đánh trả máy bay Mỹ ném bom vào thôn bát tràng. Thanh niên Bát tràng đã xung phong vào bộ đội và đi khắp mọi miền Đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Làng Bát tràng có nhiều Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh liệt sĩ trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và chống Mỹ cứu nước nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tháng 8 năm 1958, TW Đảng và Chính phủ quyết định đào sông Bắc Hưng Hải nhằm phục vụ tưới tiêu cho 3 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ( Bắc Ninh, Hưng yên, Hải Dương). Do việc đào sông, xã Quang Minh được tách thành hai xã: Xã Bát Tràng và xã Kim Lan.
Để phục vụ cho đào sông Bắc Hưng Hải, phải di chuyển một nửa thôn Bát Tràng ra chỗ đất mới. Trong đó, có hơn 200 ngôi nhà cổ, một ngôi chùa, các lò nung đồ gốm sứ và các cơ sở sản xuất lâu đời...
Trong tình hình các hộ dân đã di chuyển ra chỗ ở mới, mới chỉ có một số hộ dân xây dựng được nhà cửa , còn một số hộ đang chuẩn bị xây dựng nơi ăn chốn ở và cơ sỏ sản xuất thì Bác Hồ về thăm làng gốm Bát Tràng.
Bác Hồ về thăm làng gốm Bát Tràng.
Sáng ngày 20-2-1959, nhân dân xã Quang Minh ( Tên xã ở thời điểm đó) vô cùng phấn khởi được đón Bác Hồ về thăm làng Bát Tràng. Cùng đi với Bác có các cán bộ của xã và huyện. Rất đông dân làng nô nức đón Người, vô cùng sung sướng được ngắm nhan dung Bác và đi theo người đến thăm các nơi.
Trên đường vào thăm HTX sản xuất gốm sứ Minh Châu. Bác ghé thăm nhà ông lang Tự ( Nguyễn Trọng Đức, đã mất vào năm 1983). Nhà ông Tự đã được di chuyển ra chỗ đất mới và xây dựng xong. Ông lang Tự và con trai đi làm vắng nhà, chỉ có 2 con gái, cô chị là Nguyễn Thị Trâm 13 tuổi., cô em gái Nguyễn Thị Oanh 9 tuổi đang chơi ngoài sân, theo Bác vào Nhà.
Bác hỏi:
- Ba mẹ đi đâu rồi ?
- Thưa Bác, thầy cháu và anh cháu đi làm, u cháu đi chợ.
Bác ngắm, đọc bức hoành phi và đôi câu đối ở ngoài hiên nhà thờ. Bác bảo hai cô gái.
- Các cháu nói với ba mẹ là treo câu đối không đúng vị trí, phải đổi câu bên trái sang bên phải.
Bác xuống nhà dưới, mở lồng bàn để xem mâm cơm của gia đình.
Lúc đó chưa đến bữa ăn nên mâm cơm chỉ có bát rau muống luộc. Sau ngày Bác về thăm, ông Lang Tự đã treo lại câu đôi như lời bác dặn.
Bác rời nhà ông lang Tự, vào thăm HTX sản xuất gốm sứ Minh Châu. Thời gian đó HTX này là mô hình sản xuất gốm sứ tiến bộ nhất của làng Bát Tràng, có nội dung và hình thức gần giống như một công ty cổ phần ngày nay. Tiền thân của HTX là tập đoàn sản xuất Minh Châu được thành lâp bởi một số thợ làm thuê tập hợp nhau lại và đóng góp cổ phần. Ban đầu, tập đoàn chỉ có 30 người. Trong vòng 2 năm, tập đoàn này đã phát triển thêm được gần 50 người nữa. Tháng 10 năm 1957, tập đoàn chuyển thành HTX sản xuất Minh Châu. Tháng 8-1959, HTX hợp nhất với các xí nghiệp gốm công ty hợp doanh thành xí nghiệp sứ Bát Tràng . HTX sản xuất Minh Châu chỉ được thông báo vào hôm trước là sẽ có lãnh đạo của TW về thăm. Sáng hôm sau Bác đã về . Tất cả các xã viên đều sản xuất bình thường.
Bác đi qua khu bể lọc đất rồi vào khu sản xuất đứng xem anh Vũ Văn Vinh ( sinh năm 1941, hiện nay đã 63 tuổi đã nghỉ hưu) in bát. Vì cảm động quá và còn ít tuổi nên anh Vinh in ra một bát còn hơi méo rồi đặt lên bàn sản phẩm.
Bác hỏi:
- Khi nung chín ra, bát có méo không ?
- Thưa Bác , bát cũng méo ạ!
- Thế thì phải làm lại!
Bác quay sang chỗ anh Trần văn Tửu ( sinh năm 1940, đã nghỉ hưu) đang tiện tiện bát ( một công đoạn sản xuất sau khi in bát và để khô) và hỏi:
- Mỗi ngày cháu tiện được bao nhiêu cái bát?
Anh Tửu hồi hộp quá nên không trả lời được. Một anh cán bộ huyện trả lời.
- Thưa Bác , được 300 cái ạ!
_ Như thế có ít không? Có thể gấp hai được không ?
Rồi Bác đi ra sân, xem chị Nguyễn Thị Kiểm ( Gọi theo tên chồng là Định, năm nay 74 tuổi đã nghỉ Hưu dấn men phủ Bát . Lúc đó là mùa Xuân nhưng vẫn còn rét, công nhân phải đun nước nóng để pha vào huyễn dịch men sứ cho khỏi giá. Một cán bộ huyện Gia Lâm cầm chậu để đi lấy nước nóng.
- Để các công nhân làm, kẻo chú làm hỏng mất!
Chị Định còn mải ngắm Bác nên Bác nói:
- Cứ làm đi cháu , khéo không đổ vỡ.
Xem xong , bác hỏi chị Định:
- Các cháu làm thế này, thu nhập có cao không ? Sản phẩm có chất lượng không ? Mọi người chỉ mải nhìn Bác nên không ai biết trả lời như thế nào.
Cuối cùng, Bác bá vai anh Phùng Ngọc Oanh ( hiện 71 tuổi, đã nghỉ hưu) là chủ nhiệm HTX Minh Châu, căn dặn :
- Các cháu cố găng sản xuất hàng hoá sao cho nhiều, nhanh, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân!
Bác Hồ rời khỏi HTX trong tiếng hô của mọi người
Hồ chủ tịch muôn năm!
Bác rẽ xuống thăm nhà ông Lang Xương( Lê Văn Xương đã mất) làm nghề Đông dược. Nhà ông lang Xương cũng đã được xây dựng xong ở chỗ đất mới.
Bác thấy trong nhà có mâm cơm, mổ lồng bàn ra xem. bác thấy cơm trắng , đậu rán, rau muống luộc, cà muối. Bác khen nhà có cơm ngon. Rồi Bác ngồi xuống phản gỗ, nói chuyện với ông lang. Bác thấy các lọ và hộp tủ đựng thuốc có dán nhãn tên thuốc bằng chữ Hán, Bác bảo:
- Chú phải dán tên thuốc bằng chữ Quốc ngữ ở dưới chữ Nho để khi chú đi vắng , người nhà bốc thuốc cứu người.
Bác lại hỏi:
- Chú có đắt hàng không?
- Thưa Bác, không được đắt lắm ạ !
Bác nói:
- Thế thì tốt, hàng thuốc mà đắt thì dân có nhiều người bệnh. Bác ngoặt sang một ngôi nhà 2 tầng gần đấy cũng đã được xây dựng xong.
Bác hỏi
- Đây là nhà ai?
Ông Trần Văn Tuý ( nguyên Phó chủ tịch xã Bát Tràng đã mất )
- Thưa Bác, nhà ông Phạm Huy Giáp đi bộ đội về ạ !
Bác vào thẳng gian hàng giữa nhà và thấy chăn chiếu trên giường được xếp gọn gàng. bác hỏi bà Trần Thị Vinh ( vợ ông Giáp , nay đã 83 tuổi) :
- Gia đình ta có mấy người?
- Thưa Bác, có 5 người cháu, 2 vợ chồng và một mẹ già , tổng cộng là 8 người ạ!
Bác nói;
- Thế thì có quá nhiều con.
Ngày 2- 09 - 2002, gia đình ông Phạm Huy Giáp đã lập bia đá gắn và ở tường trước ngôi nhà mà Bác đã đến thăm để kỷ niệm ngày Bác về thăm Gia đình .
Ra khỏi nhà ông Giáp, Bác vào nhà bà Nguyễn Thị Bùi ( gọi theo tên chồng là bà Tín, đã mất) chưa xây dựng xong nhà ở tại khu đất mới.
Bác hỏi:
- Sao cô chưa làm nhà?
- Thưa Bác, chưa có vôi ạ!
Thế là hôm sau, bà Tín có vôi làm nhà.
Cuối cùng , Bác trở lại để nói chuyện với dân làng. Trên khu đất có một đường goòng chạy đến cửa sông Bắc Hưng Hải để chở vật liệu và dụng cụ cho việc xây dựng cửa sông này. có một chiếc cầu cao bằng gỗ vượt qua đường gòong để anh chị em công nhân chất đồ xuống xe goòng. Dân làng muốn Bác Hồ đứng trên cầu vượt để nói chuyện với nhân dân.
Bác bảo các cán bộ lãnh đạo huyện và xã:
- Các cô chú cho Bác ra chỗ nào rộng!
Bác ra khoảng đất rộng trước HTX mua bán cho nhân dân trong xã (nay là Trạm Y tế thôn Bát Tràng), Anh Trần Văn Tửu vào một gia đình ở gần đó, mượn một cái bàn gỗ nhỏ , dài chừng 1,2m và cùng mấy người khiêng ra chỗ đất rộng để Bác đứng nói chuyện với dân làng. Mọi người đứng xung quanh Bác, yên lặng và trật tự để nghe Bác nói chuyện .
Bác hỏi thăm dân làng và nói:
- Nhà nước đào sông Bắc Hưng Hải làm mất đi một phần đất của làng Bát Tràng, các cụ và dân làng có vui lòng không hay không đồng ý? Việc di chuyển vừa qua, tình hình xây dựng nơi ăn chốn ở của các gia đình như thế nào? Làng Bát Tràng cũng như xã Quang Minh trong những năm qua hoạt dộng và công tác có thành tích ra sao?
Ai nghe cũng ngẩn người ra, không biết nói gì vì chỉ ngắm Bác và nghe Bác nói. Cụ Phùng Văn Chạnh ( đã mất) thay mặt dân làng báo cáo:
- Dân làng sản xuất rất tốt , thành tích so với năm 1957-1958 gấp rưỡi, không ai bị đói, làng Bát tràng không những giải quyết việc làm cho dân mà còn cho cả bà con ở các nơi khác.
Bác bảo:
- Thế thì tốt, Bác nghe bác cáo dân làng đã chuyển một nửa làng ra khu đất mới. Vậy tất cả bà con đã xây dựng được nhà mới chưa ?
- Thưa Bác , đã xây dựng được 80%. bà con phấn khởi, an tâm, không ai thắc mắc gì cả ạ !
- Dân làng đã phải giúp đỡ nhau để ai cũng làm nhanh được nhà mới.
Mọi người đồng thanh nói:
- Vâng ạ!
Bác Hồ căn dặn:
- Bát Tràng là một làng nghề phát triển. Các cô chú phải xây dựng đường sá rộng rãi để xe chở nguyên liệu về làng và chở hàng hoá đi, làng phải có giao thông thuận lợi . Bác căn dặn: "Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một làng kiểu mẫu của nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa".
Sau đó Bác chúc sức khoẻ các cụ và dân làng rồi ra xe, rời khỏi làng Bát Tràng. Theo lời Bác dặn , các gia đình ở các đường cái đều lùi vào nhà 1m, còn các gia đình ở đường phụ đều lùi vào 5 m. Một tuần sau đó, thư ký của Bác về hỏi ông Trần Văn Tuý xem nhân dân đã lùi nhà vào chưa? Ông Tuý đưa thư ký của Bác đi xác minh và công nhận dân làng đã làm đúng theo lời Bác chưa?
Gia Thanh (Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét