Cuốn hồi ký: ĐỜI TÔI (02)
Tác giả: Vũ Văn Giần
Tác giả: Vũ Văn Giần
(Cập nhật: 00h55, 15.11.2009, GMT: +7)
Blog Battrang 360* -
Phần 4:
Đất phù sa bãi bồi là một loại đất rất phì nhiêu , chỉ trông lúa ngô là thích hợp và tốt nhất, nên tự nhiên làng tôi có ở trước mặt mấy trăm mẫu lúa ngô! khi mùa cây có bắp. Theo số "xuất đinh" làng sẽ đã chia cho mỗi xuất đinh một khoảng nào đấy. Khi bắp ngô đã đông sữa, người làng ra bẻ về nấu chè, già thêm chút nữa , bẻ về nướng và luộc ăn chơi, làm thì không quen công việc " thổ mộc".
Bỏ thì tiếc, lại phải thuê người bẻ ngô đem về nhà, nhà lại chật chội không có chỗ phơi, cho người ta thì tiếc, nên khi đó có tình trạng khá buồn cười là nhà nào có chút sân rộng thì không còn khoảng trống, nhà nào sân quá hẹp thì phải đem phơi trên mái nhà...
Sau khi kè đã được đổ và xây ở phía trên làng Lâm- Du ở tả ngạn Hồng - Hà. Dòng nước trước chảy xiết ở tả ngạn, nay chuyển sang bên hữu ngạn , nước khi đã chảy xiết về phía đó, đất bị sói mòn, vì vậy phần đất ở phía Nam thành phố Hà Nội lại bị lở từ bến Phà Đen, chạy dọc theo phần đất các làng Vĩnh Tuy nhiều quá nhất là ở quãng địa phận làng Vĩnh Tuy và Thanh Trì. Lại trầm trọng hơn cả , có chỗ đã lở đến gần chân đê, Khi sói lở Sở trị thuỷ lại phải đổ đá xây kè để chuyền hướng luồng nước sang bên Tả Ngạn.
Khi kè đá bên hữu ngạn hoàn thành, luồng nước chảy xiết lại chảy sang bên Tả Ngạn, phần đất bên tả ngạn lại bắt đầu bị lỡ. Cánh bãi bồi ở trước mặt làng tôi bị lở trước nhất. Lở dần dần, mỗi năm một ít, chỉ trong khoảng thời gian độ mươi năm, cả một cánh bãi trước tự nhiện do lưu lượng phù sa sông Hồng Hà bồi đắp , nay lại trả lại cho sông Hồng Hà. Rồi lại lở thêm một phần đất cố cựu từ xưa của làng tôi. Nếu không kịp thời cứu vãn, thì có nhẽ địa giới làng tôi đã bị xoá trên bản đồ, và người làng sẽ phải di cư đi nơi khác.
Thấy vậy cơ quan trị thủy lại phải đem đá đến đổ kè cho nên sự sụt lở do luồng nước chấy xói mòn lại được lắng dịu. Tuy vậy. làng tôi cũng bị khá thiệt thòi, vì một số nhà đã bị lở xuống sông, trong số đó, có nhà hương hoả của ông cha tôi đề lại.
Đây là tình trạng trước năm 1954, và về sau tôi không được rõ lắm. Nghe được một số người biết truyện kể lại "Non một phần nửa đất đai về phía Nam làng tôi, nay đã thành sông vì nghe đâu ngoài đó người ta có đào sông 'Sông Giang' (Sông đào Bắc Hưng Hải), lấy nước sông Hồng vào tưới ruộng và cửa sông Giang này là địa phận phía Nam làng tôi và phía Bắc làng Kim Quan.
Đoạn 5:
Người mình có câu tục ngữ "rậm tre là làng" hình dung đến một làng, chúng ta thường tưởng tượng ngay đến: có một luỹ tre xanh bao bọc, phía trong luỹ tre có nhiều nhà, nghèo thì nhà tranh, giàu thì nhà gạch lợp ngói, vân vân... Làng tôi không giống như vậy, xung quanh làng tôi không có luỹ tre xanh, cả làng không có một mái nhà tranh, mà toàn là nhà gạch san sát. Cây cối cũng hiếm mặt trước làng, nếu thoáng nhìn qua, hầu như không có cây, chỉ có mấy cây đa lớn ở sân đình và sân chùa miếu. Phía sau làng tôi về phía trên bờ lạch Long Đàm (người làng gọi là phía trên Đầm) là ít nhiều cây cối, ở đây thỉnh thoảng cũng có ít nhiều khóm tre, do ít nhà trồng cây làm cảnh. Làng tôi chỉ toàn nhà gạch, cũng không có gì lạ vì nhà gạch đỡ choán diện tích, làng lại có nghề làm bát, trong nghề này có sản xuất độ vài thứ vật liệu phụ là gạch và vôi. Sẵn vật liệu, xây nhà gạch cũng không cầu kỳ, không khó khăn và đỡ tốn kém như ở một vài làng khác.
Một làng mà người dân có nhiều tiện nghi về vật chất thành ra hoạt bát và tinh khôn hơn. Đồng tiền được luân chuyển nên thường có mã lực cao hơn. Thêm vào đó, làng không có nghề canh nông, không có một tấc ruộng , trẻ nhỏ đâu phải phụ giúp cha mẹ trong các công việc đồng áng vì làm gì có trâu mà chăn, có cỏ để cắt, có ruộng để cày. Trẻ con mới lớn lên, không có việc làm ở không sẽ lêu lổng, nên tốt hơn hết là cha mẹ phải cho con đi học. Đã được đi học , thì như trèo bậc thanh , sẽ tiến dần từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Thêm vào đó, nhà nào cũng có con cho đi học nên có sự ganh đua, thành thử từ xưa đến nay, tỷ lệ được trúng tuyển trong các kỳ thi, người làng tôi chiếm được một tỷ lệ rất khả quan vì nạn mù chữ ở làng tôi hầu như không có.
Dân ở một làng đa số là những người có học hành, lại có một mức sống tương đối dễ chịu, thì những gì là lễ nghĩa, liêm sỉ thường được trú trọng. Nói như vậy, không có nghĩa là người làng tôi ai ai cũng lịch sự và tốt cả. Ở đâu chả có kẻ tốt người xấu, kẻ dở, người hay, thêm vào đó, còn có sự nhàn cư vi bất thiện, nên cái chuyện bất thiện, ở làng tôi cũng không hiếm, may rằng số này không phải là đa số.
Làng tôi là một làng ở thôn quê, nhưng lại có một nếp sống và mức sống gần như thành thị. Ở nơi thành thị, tứ xứ quần cư, chín người mười làng, nên trong đời sống thường có nhiều mâu thuẫn, nhiều đố kị, có tính cách "cá nhân chủ nghĩa, cháy nhà hàng phố, bằng chân như vại" nhiều khi ở sát vách , ở đối diện nhà nhau, không quen biết, chứ đừng nói đến chuyện thân nhau. Nhưng làng tôi tuy có nếp sống và mức sống thành thị, lại có tình đồng hương, đồng tộc, đồng môn và liên bích .. vân ..vân, nên ít có sự mâu thuẫn, người dân thường sống với nhau: hoà ái, vui vẻ, thân thiện và có tình thân tương trợ nhau khá thắm thiết. Vì vậy, những người ở ngoài làng, nếu có dịp, có hoàn cảnh, những người ở xa, ai cũng muốn trở về làng. Nghĩa câu" phú quy gia cố hương" là như vậy.
Đất phù sa bãi bồi là một loại đất rất phì nhiêu , chỉ trông lúa ngô là thích hợp và tốt nhất, nên tự nhiên làng tôi có ở trước mặt mấy trăm mẫu lúa ngô! khi mùa cây có bắp. Theo số "xuất đinh" làng sẽ đã chia cho mỗi xuất đinh một khoảng nào đấy. Khi bắp ngô đã đông sữa, người làng ra bẻ về nấu chè, già thêm chút nữa , bẻ về nướng và luộc ăn chơi, làm thì không quen công việc " thổ mộc".
Bỏ thì tiếc, lại phải thuê người bẻ ngô đem về nhà, nhà lại chật chội không có chỗ phơi, cho người ta thì tiếc, nên khi đó có tình trạng khá buồn cười là nhà nào có chút sân rộng thì không còn khoảng trống, nhà nào sân quá hẹp thì phải đem phơi trên mái nhà...
Sau khi kè đã được đổ và xây ở phía trên làng Lâm- Du ở tả ngạn Hồng - Hà. Dòng nước trước chảy xiết ở tả ngạn, nay chuyển sang bên hữu ngạn , nước khi đã chảy xiết về phía đó, đất bị sói mòn, vì vậy phần đất ở phía Nam thành phố Hà Nội lại bị lở từ bến Phà Đen, chạy dọc theo phần đất các làng Vĩnh Tuy nhiều quá nhất là ở quãng địa phận làng Vĩnh Tuy và Thanh Trì. Lại trầm trọng hơn cả , có chỗ đã lở đến gần chân đê, Khi sói lở Sở trị thuỷ lại phải đổ đá xây kè để chuyền hướng luồng nước sang bên Tả Ngạn.
Khi kè đá bên hữu ngạn hoàn thành, luồng nước chảy xiết lại chảy sang bên Tả Ngạn, phần đất bên tả ngạn lại bắt đầu bị lỡ. Cánh bãi bồi ở trước mặt làng tôi bị lở trước nhất. Lở dần dần, mỗi năm một ít, chỉ trong khoảng thời gian độ mươi năm, cả một cánh bãi trước tự nhiện do lưu lượng phù sa sông Hồng Hà bồi đắp , nay lại trả lại cho sông Hồng Hà. Rồi lại lở thêm một phần đất cố cựu từ xưa của làng tôi. Nếu không kịp thời cứu vãn, thì có nhẽ địa giới làng tôi đã bị xoá trên bản đồ, và người làng sẽ phải di cư đi nơi khác.
Thấy vậy cơ quan trị thủy lại phải đem đá đến đổ kè cho nên sự sụt lở do luồng nước chấy xói mòn lại được lắng dịu. Tuy vậy. làng tôi cũng bị khá thiệt thòi, vì một số nhà đã bị lở xuống sông, trong số đó, có nhà hương hoả của ông cha tôi đề lại.
Đây là tình trạng trước năm 1954, và về sau tôi không được rõ lắm. Nghe được một số người biết truyện kể lại "Non một phần nửa đất đai về phía Nam làng tôi, nay đã thành sông vì nghe đâu ngoài đó người ta có đào sông 'Sông Giang' (Sông đào Bắc Hưng Hải), lấy nước sông Hồng vào tưới ruộng và cửa sông Giang này là địa phận phía Nam làng tôi và phía Bắc làng Kim Quan.
Đoạn 5:
Người mình có câu tục ngữ "rậm tre là làng" hình dung đến một làng, chúng ta thường tưởng tượng ngay đến: có một luỹ tre xanh bao bọc, phía trong luỹ tre có nhiều nhà, nghèo thì nhà tranh, giàu thì nhà gạch lợp ngói, vân vân... Làng tôi không giống như vậy, xung quanh làng tôi không có luỹ tre xanh, cả làng không có một mái nhà tranh, mà toàn là nhà gạch san sát. Cây cối cũng hiếm mặt trước làng, nếu thoáng nhìn qua, hầu như không có cây, chỉ có mấy cây đa lớn ở sân đình và sân chùa miếu. Phía sau làng tôi về phía trên bờ lạch Long Đàm (người làng gọi là phía trên Đầm) là ít nhiều cây cối, ở đây thỉnh thoảng cũng có ít nhiều khóm tre, do ít nhà trồng cây làm cảnh. Làng tôi chỉ toàn nhà gạch, cũng không có gì lạ vì nhà gạch đỡ choán diện tích, làng lại có nghề làm bát, trong nghề này có sản xuất độ vài thứ vật liệu phụ là gạch và vôi. Sẵn vật liệu, xây nhà gạch cũng không cầu kỳ, không khó khăn và đỡ tốn kém như ở một vài làng khác.
Một làng mà người dân có nhiều tiện nghi về vật chất thành ra hoạt bát và tinh khôn hơn. Đồng tiền được luân chuyển nên thường có mã lực cao hơn. Thêm vào đó, làng không có nghề canh nông, không có một tấc ruộng , trẻ nhỏ đâu phải phụ giúp cha mẹ trong các công việc đồng áng vì làm gì có trâu mà chăn, có cỏ để cắt, có ruộng để cày. Trẻ con mới lớn lên, không có việc làm ở không sẽ lêu lổng, nên tốt hơn hết là cha mẹ phải cho con đi học. Đã được đi học , thì như trèo bậc thanh , sẽ tiến dần từ dễ đến khó, từ thấp đến cao. Thêm vào đó, nhà nào cũng có con cho đi học nên có sự ganh đua, thành thử từ xưa đến nay, tỷ lệ được trúng tuyển trong các kỳ thi, người làng tôi chiếm được một tỷ lệ rất khả quan vì nạn mù chữ ở làng tôi hầu như không có.
Dân ở một làng đa số là những người có học hành, lại có một mức sống tương đối dễ chịu, thì những gì là lễ nghĩa, liêm sỉ thường được trú trọng. Nói như vậy, không có nghĩa là người làng tôi ai ai cũng lịch sự và tốt cả. Ở đâu chả có kẻ tốt người xấu, kẻ dở, người hay, thêm vào đó, còn có sự nhàn cư vi bất thiện, nên cái chuyện bất thiện, ở làng tôi cũng không hiếm, may rằng số này không phải là đa số.
Làng tôi là một làng ở thôn quê, nhưng lại có một nếp sống và mức sống gần như thành thị. Ở nơi thành thị, tứ xứ quần cư, chín người mười làng, nên trong đời sống thường có nhiều mâu thuẫn, nhiều đố kị, có tính cách "cá nhân chủ nghĩa, cháy nhà hàng phố, bằng chân như vại" nhiều khi ở sát vách , ở đối diện nhà nhau, không quen biết, chứ đừng nói đến chuyện thân nhau. Nhưng làng tôi tuy có nếp sống và mức sống thành thị, lại có tình đồng hương, đồng tộc, đồng môn và liên bích .. vân ..vân, nên ít có sự mâu thuẫn, người dân thường sống với nhau: hoà ái, vui vẻ, thân thiện và có tình thân tương trợ nhau khá thắm thiết. Vì vậy, những người ở ngoài làng, nếu có dịp, có hoàn cảnh, những người ở xa, ai cũng muốn trở về làng. Nghĩa câu" phú quy gia cố hương" là như vậy.
Gia Thanh (Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét