Làng Gốm Bát Tràng

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Bài thơ "Bát Tràng ơi!"


Gạch Vĩnh Ninh Trường - Loại gạch làng gốm Bát Tràng thuở sơ khai sản xuất

Bài thơ "Bát Tràng ơi"
Update: 13.03.2014


Battrang 360* - Nhan đề bài thơ do người biên soạn bài viết này tự đặt. Nhân trong bài thơ có nhắc tới "Bát Tràng khởi sắc ngày đầu Thăng Long", chúng tôi xin minh chứng cho câu dẫn này bằng hình ảnh gạch Vĩnh Ninh Trường - Loại gạch được tìm thấy trong khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Trong lịch sử, làng gốm Bát Tràng được hình thành do sự quần cư của cư dân nhiều dòng họ qua các đợt di cư từ Trấn Thanh Hoa (nay là huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình). Vào thời kỳ đầu của nhà Lý, đánh dấu bằng việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (1010), một dòng họ Nguyễn từ Trường Vĩnh Ninh (nay gọi là dòng họ Nguyễn Ninh Tràng) di cư ra đầu tiên ra vùng đất Bát Tràng ngày nay dựng Bạch Thổ Phường để sản xuất gạch và đồ gốm sứ phục vụ công cuộc xây dựng Kinh thành Thăng Long. Thời đó, họ sản xuất ra loại gạch Vĩnh Ninh Trường (永寧場) mà ngày nay khi phát lộ Hoàng Thành Thăng Long chúng ta đã thấy. Do chữ "" có 2 âm đọc: "Trường" và "Tràng", âm đọc tuy là có sự khác biệt nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Nguyễn Ninh Tràng và Nguyễn Ninh Trường là một và "Bát Tràng" là danh từ ghi dấu 2 địa danh gốc của các dòng họ lập nên làng Bát Tràng (鉢場) ngày nay: "簿鉢 - Bồ Bát" và "永寧場 - Vĩnh Ninh Tràng". Dưới đây chúng tôi xin đăng toàn văn bài thơ:

Bát Tràng ơi! Bát Tràng ơi!
Tài hoa chi lắm cho đời nó trêu
Lòng ta đau đáu từ lâu
Bát Tràng khởi sắc ngày đầu Thăng Long (1)
Đa hình đa sắc từ trong
Hoành phi Bạch Thổ bao vòng danh sơn (2)
Mốc son ghi dấu tiếng đờn
Vinh quang quá khứ linh hồn nghệ nhân
Minh Quân thiền sỹ dừng chân (3)
Bến sông xã Bát vạn quân dẹp thù
Men màu đỏ thẫm vàng thu
Thăng Long Bạch Thổ phường khu một vùng
Thổ Hà Bắc Ninh thủy chung
Làng nghề tồn tại chập chùng thơ cơ
Xoáy vòng nhịp sống mới xa
Cốc tình yêu – hộp tim là xinh xinh
Vòng tay vòng cổ quyện mình
Hiến dâng lễ hội nguyên trinh địa đàng
Lốc toàn cầu hóa cuốn sang
Bát Tràng đứng tấn hiên ngang quê nhà
Xuất cảng năm châu bốn biển xa
Vấn đề thất nghiệp không là nơi đây

Bát Tràng thương hiệu bền xây
Chiến tranh kinh tế mưu bầy quỷ sinh
Bát Trung Quốc giặc vô hình
Ngày đêm tầm thực làm thinh sao đành?
Nhân công nguyên liệu cạnh tranh
Dồi dào lại rẻ ta đành thua sao?
Trong sản xuất – ngoài tiếp thị nào!
Giữ xây dựng Nước – Xin chào Việt Nam!
Ghi chú:
(1) Nếu tính từ mốc dòng họ Nguyễn Ninh Tràng di cư ra đất Bát Tràng ngày nay thì làng Bát Tràng đã có 1000 năm lịch sử.

(2) Bạch Thổ Phường (Phường đất sét trắng) – Tên gọi đầu tiên của làng Bát Tràng vào thời sơ khai khi dòng họ Nguyễn Ninh Tràng theo Vua Lý Công Uẩn dời đô từ Trường Vĩnh Ninh (Vĩnh Ninh Trường) ra đây khai hoang làm gạch, làm gốm. Hiện nay, Đình làng Bát Tràng còn lưu giữ bức Hoành phi “Bạch Thổ Danh Sơn”  ghi dấu mốc son này. Các đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được Triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.

(3) Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vào tháng 12 năm Bính Thìn, năm thứ 4 niên hiệu Long Khánh (1376) thuyền của Vua xuất phát từ Thăng Long xuôi theo Sông Nhị (sông Hồng)  đi qua bến sông xã Bát tức xã Bát Tràng (Đào Duy Anh chú thích “Xã Bát” chính là “Xã Bát Tràng”) Trong tác phẩm Dư Địa Chí của mình, Nguyễn Trãi có đoạn viết: “… Làng Bát Tràng có nghề làm bát, Huê Cầu nhuộm vải…” và còn có đoạn viết “Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm…”


Sưu tầm và biên soạn: Battrang 360*
www.Battrang360.vn



Không có nhận xét nào:

Tra cứu nội dung Blog Battrang 360*